Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu và 2 mẹ cần biết
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu và 2 mẹ cần biết

Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng của mẹ. Để bé được chào đời khỏe mạnh thì trong suốt thai kỳ mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như thăm khám và tiêm phòng đúng lịch mẹ nhé. Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần đầu và lần thứ 2 khác gì nhau? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Khi mang thai bị nóng trong bụng có nguy hiểm không?

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không? 

 

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần đầu

Mẹ muốn có một thai kỳ khỏe mạnh thì hãy đến khám thường xuyên và nghe bác sĩ tư vấn.

lịch tiêm phòng cho bà bầuTiêm phòng đúng và đủ sẽ giúp bé con chào đời khỏe mạnh (Ảnh: Internet)

 

1. Trước khi mang thai

Mẹ bầu cần nghe bác sĩ tư vấn cũng như một số trường hợp mẹ cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella. 

Nếu nếu có thể mẹ có đủ kháng thể chống lại một số bệnh đó thì không cần tiêm. Ngược lại, nếu không mẹ cần phải tiêm đầy đủ để tránh không may mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Những vắc xin mà phụ nữ trước mang thai lần đầu cần tiêm đó là: 

  • Sởi – quai bị – rubella

  • Thủy đậu

  •  Cúm

  • Viêm gan B

Mẹ nên đến trung tâm tiêm chủng trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và an toàn nhất là nên cách trước khi có thai 3 tháng.

lịch tiêm phòng cho bà bầuẢnh: internet

 

2. Trong thời gian mang thai

Trong thời gian này nếu mẹ chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 tháng gần nhất thì hãy tiêm hãy mũi vaccine uốn ván nhé. Mũi đầu tiên tiêm trong 3 tháng giữa thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tối thiểu 1 tháng. Đặc biệt mẹ cần phải hoàn thành tiêm 2 mũi vaccine này trước ngày dự sinh tối thiếu 1 tháng.

 

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2

Lịch tiêm các mũi vaccine lần 2 phụ thuộc vào trước đây mẹ đã tiêm hay chưa cũng như thời gian tiêm là bao lâu. 

Khi mang thai lần 2, mẹ phải chú ý tiêm vaccine mà chỉ có hiệu lực vài năm. Nói cách khác, nếu như lần mang thai sau cách mang thai đầu 5 năm thì mẹ nên làm xét nghiệm kiểu trả kháng thể. .Nếu lượng kháng thể xuống dưới mức bảo  vệ thì mẹ cần tiêm nhắc lại các loại vaccine như Rubella, viêm gan B,....

Lịch tiêm phòng cho bà bầu Ảnh: internet

 

Đối với vaccine uốn ván thì mẹ bầu mang thai lần lịch tiêm sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu lần mang thai đầu và chưa tiêm vaccine này trong vòng 5 năm gần nhất thì mẹ cần tiêm mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa thai kỳ và tiêm mũi 2 sau mũi 1 và trước ngày dự sinh tối thiểu 1.

  • Nếu mang thai lần 2 hoặc những lần sau đó, nếu trong vòng 5 năm chưa tiêm vaccine này thì mẹ cần tiêm 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.

  • Nếu mẹ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, uốn ván, ho gà từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng 4 hoặc 5 của thai kỳ.

  • Nếu mẹ đã được tiêm 3-4 mũi uốn ván trước đó và lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

  • Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm lại cho những lần mang thai sau. Vì sau 5 mũi tiêm khả năng bảo vệ là trên 95%, đạt mức an toàn. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

 Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích để tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ mẹ nhé.

 

Xem thêm:

9 dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu mẹ bầu sắp sinh

Tại sao cá ngừ nguy hiểm? Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không?

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.