9 dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu mẹ bầu sắp sinh
9 dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu mẹ bầu sắp sinh

Để có thể chuẩn bị cho việc đón bé chào đời được tốt nhất, mẹ bầu cần biết qua một số dấu hiệu chuyển dạ dưới đây nhé.

 

Có thể bạn quan tâm:

Khi mang thai bị nóng trong bụng có nguy hiểm không?

Mẹ bầu giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không?

 

1. Bụng bầu tụt xuống

Trước khi chào đời khoảng 1 tuần, thai nhi sẽ có dấu hiệu chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu. Do đó, mẹ thường cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn do vị trí thai nhi tụt xuống tạo áp lực lên bàng quang và cổ tử cung. 

Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn rất nhiều. Áp lực của thai nhi lên lồng ngực cũng giảm, do khoảng không gian phổi không còn bị lấn chiếm nữa.

 

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinhẢnh: internet

 

2. Cổ tử cung bắt đầu mở

Mẹ bầu sẽ cảm thấy cổ tử cung của mình bắt đầu có dấu hiệu giãn nở, mở rộng hơn vài ngày hoặc vài tuần trước đó để chuẩn bị cho công cuộc hạ sinh bé con. 

Tốc độ mở tử cung của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau, có thể nhanh hoặc chậm tùy cơ địa mỗi người. Nếu có lịch khám thai thì mẹ nên đến để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn nhé. 

 

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Tử cung mở rộng để chuẩn bị vượt cạn đón bé chào đời (Ảnh: Internet)

 

3. Đau lưng, bị chuột rút nhiều

Trong giai đoạn sắp sinh, mẹ sẽ cảm thấy bị chuột rút cũng như đau lưng nhiều hơn trước rất nhiều.
Dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con rạ cũng rõ ràng hơn khi các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung căng ra để chuẩn bị đón bé chào đời. 

 

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinhSắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy bị chuột rút nhiều hơn (Ảnh: internet)

 

4. Cảm thấy các khớp giãn ra

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin giúp cho các dây chằng của mẹ bầu mềm và dễ giãn hơn. Vậy nên bạn không cần quá hốt hoảng khi thấy các khớp dần giãn ra. Đây chỉ là một phản ứng tự nhiên để giúp cho vùng xương chậu của mẹ mở rộng, thuận lợi cho việc chuyển dạ và sinh em bé dễ dàng hơn thôi. 

 

5. Tiêu chảy

Việc các cơ khớp giãn ra vô tình khiến cho toàn bộ cơ trong cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi, trong đó có trực tràng.  Đây chính là nguyên nhận khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và dễ bị tiêu chảy. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và sinh mẹ bé, mẹ có thể căn cứ vào đó để chuẩn bị đón bé chào đời nhé. 

 

6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ có xu hướng chậm lại, có một số người có sụt cân. Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc giảm cân có thể là do khối lượng nước ối giảm chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn sắp đến. 

 

dấu hiệu chuyện dạ sắp sinhKhi sắp sinh cân nặng của mẹ chững lại, thậm chí còn bị sụt cân (Ảnh: Internet)

 

7. Uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ ngơi

Khi sắp sinh, một số mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, uể oải như tuần cá nguyệt đầu tiên. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ cảm thấy bụng to, cồng kềnh và khó chịu ở thận. 

Tất cả những dấu hiệu sắp sinh khiến cho mẹ khó ngủ và ban đêm nên bất cứ khi nào mẹ thấy buồn ngủ thì nên tranh thủ chợp mắt nhé.

 

8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường, trước khi sinh mẹ sẽ cảm thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và đặc hơn thường ngày. Nguyên nhân là do, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung ngăn ngừa viêm nhiễm đã đến lúc bong ra để chuẩn bị đón bé con chào đời.

 

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinhSắp sinh, dịch nhầy âm đạo có màu sắc và độ kết dính đặc hơn (Ảnh: internet)

 

9. Cơn co thấy nhiều, liên tục và mạnh hơn

Các cơn co thắt chính là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất báo hiệu mẹ sắp sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt được “hàng thật” hay “ hàng giả”. Co thắt Braxton-hick (chuyển dạ giả) sẽ diễn ra vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng trước khi sinh. 

Sắp đến ngày sinh những cơn co thắt tử cung sẽ diễn ra nhiều hơn, liên tục và mạnh hơn. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. 

Trên đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên để chính xác nhất mẹ có thể đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác nhất nhé. 

 

Xem thêm:

Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không?

>3 Thời điểm mẹ không nên xoa bụng bầu

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.