Tại sao cá ngừ nguy hiểm? Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không?
Tại sao cá ngừ nguy hiểm? Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không?

Trong bài viết này, Làm Mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc việc bà bầu có nên ăn cá ngừ không nhé. Mẹ có thể tham khảo để hiểu hơn về các thành phần dinh dưỡng cũng như những độc tố có trong cá ngừ. 

Có thể bạn quan tâm:

Ăn gì rất dễ sảy thai? Mẹ cần biết ngay!

Bà bầu có nên dùng sữa tắm? Câu trả lời khiến bạn thất vọng nhưng đừng chủ quan

Những thành phần dinh dưỡng trong cá ngừ

Cá ngừ là loại cá phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Trong đó một số chất dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ như:

  • Chất đạm: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng cho mọi sự tăng trưởng. Nếu ăn ít protein trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai và hạn chế sự phát triển của thai nhi và sinh con nhẹ cân. 

  • EPA và DHA: Những omega-3 chuỗi dài sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của bé nhất là não và mắt. Ngoài ra, omega-3 cũng làm giảm nguy cơ sinh non. 

  • Ngoài ra, trong cá ngừ còn chứa vitamin D, chất sắt, vitamin B12,...tốt cho hệ thần kinh cũng như tăng khả năng miễn dịch cho thai nhi.

Tại sao cá ngừ nguy hiểm? Vậy bà bầu ăn cá ngừ được không?

Thịt cá ngừ chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi (ảnh: Internet)

Vậy tại sao cá ngừ lại độc?

Được biết, trong tất cả các loại cá biển đều chứa một loại độc tố đó là metyl thủy ngân – một số con nhiều hơn những loại khác. Hầu hết thủy ngân đều được tìm thấy trong các loại cá là do kết quả ô nhiễm công nghiệp và mức độ của thủy ngân có trong cá tăng nhiều theo mỗi năm. Đặc biệt, cá càng lớn, càng già, ăn nhiều thức ăn sẽ có nhiều thủy ngân. 

Cá ngừ là một loại cá săn mồi và thể trạng lớn cũng như già đi theo thời gian nên thịt cá ngừ sẽ  tích tụ một lượng thủy ngân đáng kể trong thịt. 

Nếu mẹ bầu ăn phải cá ngừ có chứa nhiều thủy ngân trong thời gian mang thai sẽ có những điều bất lợi sau đây 

Gặp khó khăn trong học tập, tiếp thu

– Thai nhi chậm phát triển kỹ năng vận động

– Mẹ bầu có trí nhớ kém, khả năng diễn đạt kém và khó tập trung, chú ý

– Khả năng phát triển thị giác, không gian kém

– Chỉ số thông minh thấp hơn (IQ)

– Bị cao huyết áp hoặc các vấn đề về tim ở tuổi trưởng thành.

Hơn nữa, mẹ bầu không nên ăn cá ngừ sống để tránh nguy cơ nhiễm Listeria monocytogenes, một loại vi khuẩn có thể có tác động tàn phá đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

mẹ bầu có nên ăn cá ngừ không?Khi mang thai mẹ nên tránh ăn cá ngừ sống (Ảnh: Internet)

Bà bầu ăn cá ngừ như thế nào là tốt?

Theo các chuyên gia cho biết, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em có thể:

– Ăn tối đa 340g cá ngừ đóng hộp và các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp khác, chẳng hạn như cá hồi, tôm, cá da trơn, cá minh thái một tuần.

– Ăn tối đa 120g cá ngừ albacore (trắng) tươi hoặc đóng hộp.

– Ăn tối đa 120g cá đánh bắt tại địa phương.

– Tránh các loại cá lớn, chẳng hạn như cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngói, những loài có nhiều thủy ngân nhất.

Trên đây là những chia sẻ về việc ăn cá ngừ để tốt cho mẹ bầu, đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như cho sức khỏe của mẹ. 

Xem thêm:

Cách chọn áo ngực cho bà bầu

Thai nhi dễ “ngộp thở” bởi những tư thế ngồi của mẹ

Bài viết liên quan
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Thèm ăn mặn khi có bầu có thật sự là dấu hiệu sinh con trai? Tìm hiểu quan niệm dân gian và những lời khuyên khoa học cho mẹ bầu tại đây!
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Tìm hiểu bài viết nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, việc lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K mẹ nên tham khảo ngay để chăm sóc da trong những tháng thai kỳ.
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Trong thai kỳ, việc cân nặng tăng hay giảm đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình biết thêm về những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. 
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
Các mẹ nhà mình có thể dự đoán thai nhi là bé trai hay bé gái thông qua 10 dấu hiệu mang thai con gái mà Góc Làm Mẹ tổng hợp trong bài viết sau đây.