Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Mang thai là một trong những hành trình gian nan của người mẹ, nên mẹ thường quan tâm và theo dõi sát sao. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai đã được 41 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Vậy thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ các chuyên gia y tế giải thích như thế nào? Trường hợp này có nguy hiểm hay không?

 

Có thể bạn quan tâm:

Thai nhi trong bụng mẹ học được những gì?

 

Tại sao thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạng này, điển hình như:

 

Do sai lệch thông tin

Để xác định ngày dự sinh các bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt cuối của mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nhớ được chính xác ngày hành kinh của mình và có thể nhầm lẫn là điều dễ hiểu. Bởi vì nhầm lẫn nên thông tin cung cấp cho bác sĩ sẽ bị sai lệch dẫn đến ngày dự sinh bị chẩn đoán sai nên mẹ sẽ không thấy dấu hiệu chuyển dạ.

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ Thông tin sai về chu kỳ kinh cũng khiến cho việc chẩn đoán ngày dự sinh sai (Ảnh: Internet)

 

Khám thai muộn

Trường hợp các chị em không thể nhớ chính xác chu kỳ hành kinh thì bác sĩ có thể căn cứ và kết quả siêu âm trong những tháng đầu tiên để xác định ngày dự sinh. Tuy nhiên nếu mẹ bầu lại đi khám thai quá muộn thì việc dự báo sai chiếm tỉ lệ rất cao.

 

Thai nhi có những bất thường

Nguyên nhân tiếp theo có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi 41 tuần tuổi chưa có dấu hiệu chuyển dạ đó chính là những bất thường của thai nhi. Ví dụ như: Dây rốn ngắn, ngôi thai không thuận, thiếu hụt enzym ở nhau thai,...

 

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ Những bất thường của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân (Ảnh: Internet)

 

Việc thai nhi 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Theo kết quả thống kê cho thấy rằng có khoảng 5% mẹ bầu sinh đúng với ngày dự sinh, còn lại 95% sẽ sinh trước hoặc sau ngày dự sinh. Có nghĩa là, ngày dự sinh chỉ là việc giúp mẹ có những chuẩn bị cũng như tâm lý tốt cho việc di sinh và đón bé chào đời. 

Do đó, các tình trạng như thai nhi già tháng hay thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là điều bình thường và không hề hiếm gặp nên mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên để an toàn cho mẹ và bé thì khi thai đã được 41 tuần mẹ nên vào viện chờ sinh hoặc thăm khám thường xuyên để đề phòng những rủi ro không muốn mẹ nhé. 

 

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nên kích thích chuyển dạ không?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết thì khi thai đã được 41 tuần mà chưa chuyển dạ và mẹ bầu muốn sinh con thì có thể kích thích để chuyện dạ. Một số phương pháp để hỗ trợ quá trình này như sau.

 

Lóc ối

Đây là một trong những phương pháp mà bác sĩ sản khoa sẽ dùng ngón tay để tách màng ối nhằm giải phóng hormone Prostaglandin từ lớp nội tử cung để giúp chuyển dạ. 

Lóc ối là phương pháp ít xâm lấn tuy nhiên việc lóc ối cũng sẽ có những rủi ro nhất định như trẻ nhẹ cân, thân nhiên chưa ổn định, hô hấp khó, khó bú,...

Đôi khi, quá trình lóc ối chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn mà không hề có dấu hiệu chuyển dạ thì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao. Thống kê cho thấy có khoảng 24% mẹ bầu thành công với phương pháp lóc ối này. Trường hợp nếu lóc ối không thành công mẹ bầu sẽ được thực hiện thủ thuật bấm ối và truyền oxytocin.

 

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ Lóc ối là phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên và ít xâm lấn nhất (Ảnh: Internet)

 

Tiêm nội tiết tố

Để kích thích chuyển dạ mẹ bầu có thể được tiêm prostaglandin để giúp cho cổ tử cung mở cũng như kích hoạt các cơn co thắt. Tuy nhiên, tiêm nội tiết tố không dành cho những mẹ bầu từng sinh mổ, vì có nguy cơ vỡ tử cung.

 

Thuốc giục sinh

Thuốc chuyển dạ  pitocin (oxytocin) có công dụng làm cho tử cung co thắt. Quá trình tiêm sẽ diễn ra từ một liều nhỏ thuốc giục sinh sau đó tăng dần lên tới khi các cơn co thắt đủ mạnh để thai nhi chào đời.

Một số mẹ bầu có thể chuyển dạ và sinh con trong vòng vài giờ sau khi được tiêm thuốc giục sinh, một số khác mất từ 1–2 ngày. Nếu phương pháp này không thành công, mẹ bầu phải sinh mổ.

Như vậy, việc thai nhi 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là điều bình thường và không hề nguy hiểm, nên mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, để an tâm thì mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra nhé. 

 

Xem thêm:

Phân biệt rỉ nước ối và dịch âm đạo

Thai nhi dễ “ngộp thở” bởi những tư thế ngồi của mẹ

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 37: Sự phát triển của thai nhi như thế nào?
Mang thai tuần 37: Sự phát triển của thai nhi như thế nào?
Mang thai tuần 37, nhiều em bé khi sinh ra đã có đầy đủ tóc, còn mẹ thì đã giảm dần những cơn cơ thắt tử cung. Đây là cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh.
Sự phát triển của bé khi mang thai tuần 36
Sự phát triển của bé khi mang thai tuần 36
Mang thai tuần 36 là giai đoạn cuối của thai kỳ và sẵn sàng cho việc chào đời. Mẹ cần lưu ý sức khỏe của mình nhiều hơn nhé.
Mang thai tuần 35: Sự phát triển của thai nhi và triệu chứng ở mẹ bầu
Mang thai tuần 35: Sự phát triển của thai nhi và triệu chứng ở mẹ bầu
Việc cảm thấy vụng về hơn bình thường là một trạng thái phổ biến khi các mẹ bầu mang thai tuần 35. Cùng với đó, mẹ sẽ trải qua một loạt các cảm xúc và cảm giác mới lạ.
Mang thai tuần 34: mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 34: mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 34, thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra đời, do đó mẹ nên chuẩn bị tâm ly thật tốt nhé.
Mang thai tuần 33: Sự tăng trưởng của bé như thế nào? 
Mang thai tuần 33: Sự tăng trưởng của bé như thế nào? 
Thai nhi ở tuần thai 33 phát triển với kích thước cơ thể ước tính từ đầu đến ngón chân cái khoảng 45cm và cân nặng khoảng 2kg.
Mang thai tuần 32 mẹ và bé có gì khác biệt?
Mang thai tuần 32 mẹ và bé có gì khác biệt?
mang thai tuần 32, cả mẹ và thai nhi đều trải qua nhiều thay đổi và trải nghiệm mớ. Bước vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, nên mẹ cần chú ý an toàn của mình.