Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng buồng trứng không chỉ gây ra sự suy giảm trong đời sống tình dục mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng suy buồng trứng sớm ở phụ nữ trong bài viết này nhé. 

Suy buồng trứng sớm là gì?

Suy buồng trứng sớm ở nữ giới là tình trạng buồng trứng gặp vấn đề, ngừng sản xuất trứng và ngừng hoạt động trước 40 tuổi. 

Khi buồng trứng không còn hoạt động, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tổng quát và sinh sản. Việc ngừng hoạt động của buồng trứng đồng nghĩa với việc ngừng sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các đặc điểm sinh dục nữ, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thụ tinh.

Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Suy buồng trứng sớm là gì? (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân suy buồng trứng sớm ở nữ giới

  • Tuổi tác: Một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng buồng trứng là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Khi phụ nữ gia nhập giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sản xuất trứng và hormone giảm dần.

  • Biến đổi nhiễm sắc thể: Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có thể do nguyên nhân rối loạn tự miễn, rối loạn di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể hoặc người bệnh đang trong quá trình xạ trị, hóa trị,....

  • Giảm cân không lành mạnh: Việc giảm cân sai cách, giảm cân quá mức,..có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lâu ngày sẽ gây ra ảnh hưởng đối với nội tiết tố trong cơ thể, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, …từ đó làm suy giảm chức năng buồng trứng. 

  • Phẫu thuật hoặc điều trị y học: Các phương pháp điều trị ung thư hoặc phẫu thuật ở khu vực bụng dưới có thể làm tổn thương buồng trứng, gây ra suy giảm chức năng.

  • Các vấn đề khác:  Tình trạng nạo phá thai, sức khỏe tinh thần không ổn định, làm việc quá sức,...

Những dấu hiệu suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm nếu không phát hiện kịp thời sẽ có thể rất nguy hiểm, do đó bạn có thể tham khảo những dấu hiệu suy buồng trứng sớm dưới đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, ví dụ như kinh nguyệt không đều hoặc không hành kinh trong một thời gian dài. 

  • Thường xuyên mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt

  • Rụng tóc, tóc dễ gãy rụng, da nhăn nheo, ngực xệ,...

  • Giảm sinh hoạt vợ chồng

  • Suy giảm trí nhớ

  • Khô rát âm đạo hoặc có cảm giác đau khi sinh hoạt vợ chồng.

Suy giảm buồng trứng sớm có nguy hiểm không?

Người mắc bệnh này có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, dễ mắc một số bệnh lý như: loãng xương, tim mạch, rối loạn lipid,...

Phụ nữ suy buồng trứng sớm vẫn có thể có con tự nhiên. Nhưng trong một vài trường hợp nhất định cần có sự can thiệp của những phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như xin noãn, thụ tinh trong ống nghiệm,...Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nếu muốn sinh con cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và tham khảo tư vấn của bác sĩ sớm.

Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Suy giảm buồng trứng sớm có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)

Cách phòng ngừa suy giảm chức năng buồng trứng:

  • Theo dõi sức khỏe sinh sản: Phụ nữ nên đề xuất đến bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu không bình thường về chu kỳ kinh nguyệt, như máu kinh ít hoặc kinh thưa dần.

  • Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Giảm căng thẳng và giữ tinh thần lạc quan có thể giúp giảm nguy cơ suy buồng trứng.

  • Chế độ ăn uống cân đối: Hạn chế thức ăn nhanh, dầu mỡ, và tăng cường hệ miễn dịch bằng việc ăn uống lành mạnh.

  • Bổ sung canxi và vitamin D: Đủ lượng canxi và vitamin D giúp ngừa loãng xương, hỗ trợ sức khỏe xương.

  • Thăm khám định kỳ: Thăm khám y tế định kỳ để nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và chuẩn bị cho các liệu pháp điều trị trong tương lai, mặc dù hiện tại vẫn chưa có phương pháp hồi phục chức năng buồng trứng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về suy buồng trứng sớm ở phụ nữ và biết cách phòng tránh hiệu quả, đảm bảo sức khỏe tốt nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc tiền sản và những điều mẹ cần biết

Tại sao cần bổ sung vitamin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan
Sinh con gái năm 2025 có tốt không?
Sinh con gái năm 2025 có tốt không?
Sinh con gái năm 2025 có tốt không? Bé gái tuổi Ất Tỵ thuộc mệnh gì, hợp với bố mẹ tuổi nào? Tìm hiểu tử vi, phong thủy và những tháng sinh đẹp nhất để đón con.
Cách tính sinh con gái năm 2025 dễ dàng
Cách tính sinh con gái năm 2025 dễ dàng
Cách tính sinh con gái năm 2025 hiệu quả với các phương pháp từ dân gian, khoa học đến chế độ dinh dưỡng, giúp bạn tăng khả năng đạt mong muốn sinh con gái.
1993 tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không?
1993 tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không?
Tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không? Tìm hiểu chi tiết về phong thủy, độ hợp tuổi và cách hóa giải để gia đình hòa thuận, thịnh vượng và hạnh phúc!
Bé sinh năm 2025 hợp màu gì? Kỵ màu gì?
Bé sinh năm 2025 hợp màu gì? Kỵ màu gì?
Bé sinh năm 2025 hợp màu gì? Tìm hiểu ngay các màu sắc may mắn, hợp phong thủy giúp bé phát triển khỏe mạnh, gặp nhiều bình an và thành công.
Chuẩn bị mang thai có nên uống thuốc tẩy giun?
Chuẩn bị mang thai có nên uống thuốc tẩy giun?
Chuẩn bị mang thai có nên uống thuốc tẩy giun? Tìm hiểu tác động của thuốc tẩy giun đến sức khỏe mẹ và thai nhi, cùng lời khuyên từ chuyên gia y tế.
Sinh con năm 2025 tháng nào tốt?
Sinh con năm 2025 tháng nào tốt?
Sinh con năm 2025 tháng nào tốt? Khám phá chi tiết phong thủy năm Ất Tỵ (mệnh Hỏa), tuổi hợp sinh con, tuổi xung khắc và cách hóa giải.