Bố mẹ có biết: sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào?
Bố mẹ có biết: sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào?

Có bao giờ bố mẹ thắc mắc sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi sẽ như thế nào chưa? Ở giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển những gì về kỹ năng vận động, trí tuệ và cảm xúc? Để hiểu rõ hơn khi bé được 1 tuổi, bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé. 

Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 12 tháng tuổi

Khi bé được 12 tháng tuổi, các chỉ số cân nặng và chiều cao cũng có sự thay đổi, cụ thể:

  • Bé trai 12 tháng tuổi: cân nặng khoảng 9,6kg và chiều cao là khoảng 75,7cm

  • Bé gái 12 tháng  tuổi: cân nặng khoảng  8,9kg và chiều cao khoảng 74cm.

Trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi 12 tháng, trẻ thường đã đạt được nhiều kỹ năng và có những điểm phát triển quan trọng. Dưới đây là sự phát triển ở trẻ 12 tháng tuổi, bố mẹ nên biết:

Sự phát triển khả năng vận động của bé 12 tháng tuổi

Khi bé được 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể đứng vững, thậm chí một số bé cứng hơn có thể đã biết đi chập chững. Một số khả năng vận động của bé 12 tháng tuổi bố mẹ có thể tham khảo như:

  • Leo lên cầu thang với sự hỗ trợ.

  • Ngồi xuống ghế nhỏ và đứng lên sau đó. 

  • Vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu hoặc bút chì.

  • Nhận diện chính mình trong gương.

  • Thích khám phá các hộp, ngăn kéo để xem có gì bên trong.

  • Bắt đầu hiểu công dụng của một số đồ vật, ví dụ như chổi để quét nhà.

  • Thể hiện sự độc lập thông qua việc muốn tự mặc quần áo.

  • Nếu được hướng dẫn, có thể chỉ đúng các bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.

Bố mẹ có biết: sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào?

Khả năng vận động của bé 12 tháng tuổi (Ảnh: Internet)

Trẻ 1 tuổi phát triển khả năng giao tiếp như thế nào?

Khi bé được 1 tuổi biểu lộ nhu cầu của mình thông qua cử chỉ như lắc đầu hay vươn tay khi cần sự chú ý từ người lớn. Ngoài ra, trẻ cũng thể hiện sự căng thẳng, thậm chí khóc, khi bố mẹ hoặc người chăm sóc không ở gần. 

Ngoài ra bé 1 tuổi có những hành động sau:

  • La hét để thu hút sự chú ý của mẹ hoặc người khác.

  • Đưa quyển sách cho mẹ khi muốn được nghe kể chuyện.

  • Thích tham gia chơi chung trong một nhóm trẻ, nhưng có thể phản kháng và đánh lại nếu bị giật đồ chơi.

  • Bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đơn giản như "ba," "bố," "mẹ," mặc dù có thể phát âm không rõ ràng và tròn vành.

Sự phát triển nhận thức của bé 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi đã có thể biết cách đặt đồ vật vào trong thùng hoặc nơi khác. Hành động này không chỉ là sự tương tác với vật dụng mà còn là một bước tiến trong việc hiểu cách sử dụng không gian xung quanh. 

Ngoài ra, trẻ có khả năng tìm kiếm đồ vật mà mình đã thấy ai đó cất giấu trước đó. Điều này thể hiện sự phát triển của khả năng quan sát và trí nhớ, cho phép trẻ liên kết thông tin về vị trí của đồ vật trong môi trường.

Bố mẹ có biết: sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào?

Nhận thức của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào? (Ảnh: Internet)

Thông tin về sự phát triển xã hội và cảm xúc của bé 1 tuổi

Khi bé được một tuổi, có khả năng tham gia vào các hoạt động chơi đơn giản cùng cha mẹ. Việc này không chỉ là cơ hội để tạo ra những kí ức và trải nghiệm gia đình, mà còn là một phần quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và tương tác của trẻ.

Giấc ngủ của bé 1 tuổi như thế nào?

Khi bé được 1 tuổi sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Đây  là một biểu hiện phổ biến trong giai đoạn này. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này vẫn cần một giấc ngủ trưa sau khi đã được bú hoặc cho ăn no.

Tuy nhiên, điều này sẽ không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các bé, mỗi bé sẽ có thời gian và giấc ngủ khác nhau. Điều bố mẹ cần làm là tạo ra một lịch trình ngủ ổn định cho bé, để củng cố thói quen ngủ của em bé và giảm nguy cơ trẻ trở nên quá mệt.

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé 12 tháng tuổi

Khi bé bắt đầu tập đi và tăng cường hoạt động, nhu cầu năng lượng tăng lên khoảng 800 -1,000 calo/ngày. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ, việc bú ít nhất 3 lần/ngày giúp đảm bảo lượng năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, bổ sung các chế độ ăn đa dạng là quan trọng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. 

Bố mẹ có biết: sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi như thế nào?

Dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi (Ảnh: Internet)

Lưu ý trong quá trình phát triển của trẻ

Những dấu hiệu sau đây có thể là một tín hiệu cho thấy có thể có vấn đề phát triển cần được theo dõi hoặc thảo luận với bác sĩ:

  • Trẻ không biết bập bẹ, tức là không phát ra âm thanh hay các tiếng lặp đi lặp lại.

  • Không thể sử dụng ngón tay để chỉ vào đồ vật, không thể thể hiện sự quan tâm hoặc tò mò.

  • Tỏ ra thờ ơ, không quan tâm hoặc tương tác ít với môi trường xung quanh.

  • Khi tập đi, sải bước bị khập khiễng, chân không đều hoặc có vấn đề trong quá trình di chuyển.

  • Khi trẻ té, thường ngả về phía trước thay vì có hành động tự ngồi lùi hoặc đề phòng.

  • Không thể nhặt lên một vật nhỏ như quả nho khô và không thể tự bốc ăn.

Mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cần dinh dưỡng và sự phát triển khác nhau. Vậy nên, những chia sẻ về sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi chi giúp bố mẹ tham khảo và hiểu hơn về giai đoạn này, bé cần phải được bổ sung và chăm sóc những điều gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho bạn. 

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi: Thể chất, vận động

Khám phá sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi toàn diện

Bài viết liên quan
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu trở nên tò mò với thế giới bên ngoài, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện.
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Trong hành trình phát triển sớm của trẻ nhỏ, khả năng nhớ ghi khuôn mặt và đồ vật chơi một vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn biết lúc nào bé bắt đầu nhớ những điều này và cách chúng phát triển qua thời gian.
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Vì vậy, “bé 7 tháng ăn dặm như thế nào?”, hãy cùng tham khảo một số lời khuyên giúp mẹ có thể xây dựng chế độ ăn dặm lành mạnh cho bé.
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi có cần thiết không và cần tiêm những loại vắc-xin nào? Nếu mẹ chưa biết có thể tham khảo bài viết này cùng với Góc Làm Mẹ. 
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Để hỗ trợ sự phát triển cân nặng và chiều cao phù hợp cho trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần có kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của bé và đảm bảo rằng bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Trong những năm gần đây, phương pháp ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) đang trở thành một xu hướng được nhiều bà mẹ lựa chọn để giúp bé phát triển khả năng ăn uống và tự lập