Bé 9 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi
Bé 9 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng đã có những sự thay đổi đáng kể trong phát triển, đánh dấu sự hiếu động và đam mê khám phá của trẻ. Bé lúc này không chỉ thay đổi lớn về chiều cao, cân nặng mà còn phát triển đáng kể về kỹ năng vận động, cảm xúc và ngôn ngữ. Hãy cùng khám phá sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi thông qua bài viết dưới đây!

Chiều cao, cân nặng của bé 9 tháng tuổi

“Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?” là câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về chiều cao và cân nặng trung bình của các bé là:

  • Đối với bé gái: Trọng lượng khoảng 8,2 kg và chiều cao khoảng 70 cm.

  • Đối với bé trai: Trọng lượng khoảng 8,9 kg và chiều cao khoảng 72 cm.

Ngoài ra, chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 0,5cm so với tháng trước, đây là mức tăng khá ổn định trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng. Trong khi đó, trong 3 tháng đầu, chu vi vòng đầu tăng nhanh hơn với mức tăng là 2cm mỗi tháng, sau đó giảm xuống còn 1cm/tháng trong 3 tháng tiếp theo.

Chu vi vòng đầu là một chỉ số quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của trí não. Nếu sau 2 tháng mà kết quả đo chu vi vòng đầu không có sự tăng trưởng, mẹ nên đưa bé đến kiểm tra y tế.

Bé 9 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi phát triển như thế nào (Ảnh: Internet)

Chi tiết sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi đã có những phát triển đáng kể trong kỹ năng vận động và nhận thức. Dưới đây là những kỹ năng mà trẻ 9 tháng tuổi có thể thể hiện:

Khả năng vận động của bé 9 tháng tuổi

  • Tự ngồi mà không cần sự giúp đỡ.

  • Chuyển đồ vật từ một tay sang tay khác.

  • Sử dụng ngón tay để "cào" thức ăn về phía mình.

Phát triển về nhận thức

  • Tìm kiếm đồ vật khi rơi khỏi tầm mắt, như thìa hoặc đồ chơi.

  • Đập hai món đồ vào nhau.

Về mặt xã hội và cảm xúc

  • Thể hiện sự nhút nhát, đeo bám hoặc sợ hãi khi ở gần người lạ.

  • Biểu hiện cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, và ngạc nhiên.

  • Mỉm cười hoặc cười to khi tham gia vào trò chơi vui nhộn.

  • Phản ứng khi bị rời đi, bao gồm việc nhìn, vơ lấy bạn, hoặc thậm chí khóc và la khi bạn rời khỏi tầm nhìn.

  • Đáp ứng khi được gọi tên.

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về ngôn ngữ

Sự phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ 9 tháng tuổi đã bắt đầu thể hiện thông qua việc sử dụng âm thanh và cử chỉ để tương tác với môi trường xung quanh, điển hình như:

  • Phát ra những âm thanh đa dạng như "ba-ba-ba" hoặc "ma-ma-ma".

  • Sử dụng cử chỉ như giơ tay lên để thể hiện mong muốn được bế hoặc yêu cầu sự chú ý.

Bé 9 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi toàn diện về thể chất (Ảnh: Internet)

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về dinh dưỡng

Các món cháo cho bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi đã chuyển sang chế độ ăn cháo. Bé cần nhận 3 bữa ăn chính mỗi ngày, kèm theo các bữa phụ như sữa chua, bánh flan, hoặc váng sữa. Để tránh bé cảm thấy ngán ngẩm, mẹ nên thường xuyên thay đổi các loại món cháo cho bé.

Danh sách các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi khá đa dạng, bao gồm cháo cá hồi, cháo cá thu, cháo lươn, cháo cá lóc, cháo thịt bò, cháo cật heo, cháo óc heo, cháo gan heo, cháo gà, cháo sò huyết, cháo quả óc chó, cháo ngô, cháo khoai tây...

Tập cho bé nhai

Thực tế, không cần phải đợi đến khi bé 9 tháng tuổi, từ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu tập cho bé phản xạ nhai bằng cách để bé tự cầm nắm thức ăn. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning là một phương pháp hiệu quả giúp bé học nhai từ sớm.

Tập cho trẻ 9 tháng tuổi dùng cốc sippy

Mẹ có thể trang bị cốc sippy cho bé từ 9 tháng để uống nước hoặc sữa. Điều này không chỉ tốt cho việc rèn luyện kỹ năng vận động thô, mà còn giúp bé phát triển tính tự lập và sớm thích nghi với việc không sử dụng núm ti giả.

Mặc dù việc sử dụng núm ti giả có thể giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng thói quen này cũng mang theo một số hậu quả tiêu cực như làm lệch khớp cắn và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.

Bé 9 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Cốc sippy là công cụ hỗ trợ trẻ 9 tháng tuổi tự phát triển (Ảnh: Internet)

Những điều ba mẹ cần dạy cho trẻ 9 tháng tuổi

Theo sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi, đây là thời điểm mà bố mẹ có thể quan sát và hướng dẫn trẻ theo đúng tính cách của mình. Dưới đây là một số hoạt động mà bố mẹ có thể thực hiện để phát triển kỹ năng của trẻ:

  • Đọc sách: Dạy trẻ kỹ năng đọc sớm giúp phát triển khả năng tự học. Với trẻ 9 tháng, bố mẹ có thể chọn những quyển sách ít chữ, nhiều tranh để đọc cho trẻ trước khi đi ngủ.

  • Vỗ tay và hát: Tiếp xúc với âm nhạc giúp phát triển trí thông minh. Việc vỗ tay theo nhạc có thể giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp giữa tay và mắt, kiểm soát cơ, và khả năng cảm nhận nhịp.

  • Thả đồ vật vào xô: Trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ.

  • Lăn bóng: Trò chơi này giúp trẻ phát triển khả năng bắt chước và các kỹ năng vận động thô cơ bản.

  • Chơi trốn tìm với âm thanh: Bố mẹ có thể đặt một vật phát nhạc ở nơi nào đó và khuyến khích trẻ đi tìm. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và định hướng.

  • Đi dạo: Dẫn trẻ ra ngoài, như đi công viên hoặc siêu thị, và trò chuyện với bé về thế giới xung quanh giúp bé phát triển sự nhạy bén và kỹ năng ngôn ngữ.

Nhìn chung, sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi khác biệt khá nhiều so với các tháng trước. Do đó, bố mẹ cũng cần theo dõi kỹ lưỡng để tiêm phòng, chăm sóc bé đúng cách, khoa học. Ngoài ra, phụ huynh đừng quên đọc thêm những bài viết khác của Góc Làm Mẹ về kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ toàn diện nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Bài viết liên quan
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu trở nên tò mò với thế giới bên ngoài, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện.
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Trong hành trình phát triển sớm của trẻ nhỏ, khả năng nhớ ghi khuôn mặt và đồ vật chơi một vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn biết lúc nào bé bắt đầu nhớ những điều này và cách chúng phát triển qua thời gian.
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Vì vậy, “bé 7 tháng ăn dặm như thế nào?”, hãy cùng tham khảo một số lời khuyên giúp mẹ có thể xây dựng chế độ ăn dặm lành mạnh cho bé.
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi có cần thiết không và cần tiêm những loại vắc-xin nào? Nếu mẹ chưa biết có thể tham khảo bài viết này cùng với Góc Làm Mẹ. 
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Để hỗ trợ sự phát triển cân nặng và chiều cao phù hợp cho trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần có kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của bé và đảm bảo rằng bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Trong những năm gần đây, phương pháp ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) đang trở thành một xu hướng được nhiều bà mẹ lựa chọn để giúp bé phát triển khả năng ăn uống và tự lập