Triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới có khác với nam giới? 
Triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới có khác với nam giới? 

Như mẹ đã biết, đột quỵ là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Hằng năm số ca tử vong do đột quỵ tăng lên khá nhiều. Triệu chứng đột quỵ ở nữ giới và nam giới có những điểm khác nhau, thậm chí một số triệu chứng đột quỵ ở nữ giới có thể dễ nhầm lẫn sàng những căn bệnh khác. Do đó, bài viết sau sẽ nêu rõ về triệu chứng đột quỵ ở nữ giới để mẹ có những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này kịp thời, đúng lúc. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không?

Mẹ sau sinh có được dùng điện thoại không?

 

Một số điều cần biết về đột quỵ ở nữ giới

Dù răng theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ  và tỉ lệ này nghiên về nam giới nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết đối tượng hứng chịu di chứng đột quỵ sẽ nghiêm trọng hơn và ở nữ giới sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn. Có nhiều lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ hơn nam giới, bao gồm các yếu tố rủi ro như:

  • Cơ thể yếu hơn nam

  • Tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao

  • Mang thai và kiểm soát sinh sản làm tăng nguy cơ đột quỵ

 

đột quỵ ở nữ

Đột quỵ ở nữ hay nam đều gây ra những hậu quá khó lường (Ảnh: Internet)

 

Các triệu chứng đột quỵ ở nữ giới

Ở nữ, có rất nhiều triệu chứng đột quỵ khác nhau, một số triệu chứng đột quỵ phổ biến ở cả nam và nữ là:

  • Mắt mờ 1 hoặc 2 bên có thể là mất thị lực. 

  • Cơ mặt và chân tay đột ngột  bị tê yếu và thường xảy ra 1 bên cơ thể.

  • Có những biểu hiện khó khăn trong giao tiếp, nói ngọng, môi lưỡi cứng bất thường, nói lắp. 

  • Mất nhận thức và có cảm giác mở hồ về những sự việc đang diễn ra. 

  • Nhức đầu dữ dội và  đột ngột không rõ nguyên nhân

  • Chóng mặt, hoa mắt, di chuyển khó khăn, mấy khả năng thăng bằng hoặc giảm khả năng phối hợp để thực hiện hành động.

Ngoài những biểu hiện trên, thì triệu chứng đột quỵ ở nữ giới còn có một số biểu hiện sau đây mà nam giới không có, đó là: 

  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều

  • Động kinh, co giật

  • Nấc cụt

  • Ngất xỉu, mất ý thức

  • Khó thở

  • Cơ thể suy nhược, yếu ớt

Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện ở nữ giới và hầu như không phải là triệu chứng điển hình nên đôi khi chúng ta thường bỏ qua cũng như dễ nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác.

 

đột quỵ ở nữ

Ảnh (Internet) 

 

Điều này vô cùng nguy hiểm và khiến cho việc điều trị bị trì hoãn. Do đó, nếu bạn có những triệu chứng trên và không chắc chắn thì hãy đi khám ngay để được kiểm tra chính xác hơn nhé. 

Ngoài ra việc buồn ngủ đột ngột cũng có thể là triệu chứng của đột quỵ não ở nữ. Những triệu chứng về hành vì này được gọi là trạng thía tâm lý thay đổi (AMS - Altered mental status)

  • Không trả lời lại tác động, không phản hồi

  • Mất phương hướng, lú lẫn

  • Thay đổi hành vi đột ngột, kịch động

  • Ảo giác

 

Ngăn ngừa đột quỵ não ở nữ giới tái phát

Sau khi đã điều trị đột quỵ thành công, thì trong quá trình phục hồi chức năng, người bệnh nên thực hiện thêm những cách sau để phòng ngừa đột quỵ tái phát lại:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

  • Tìm kiếm cho mình niềm vui mỗi ngày như vẽ tranh, yoga, đan len,...để giải tỏa những áp lực trong cuộc sống.

  • Theo dõi và sàng lọc các yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao như: sàng lọc rung tâm nhĩ nếu trên 75 tuổi, huyết áp, sàng lọc cao huyết áp trước khi bắt đầu ngừa thai.

 

Trên đây là những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, để mẹ có thể biết cách phòng ngừa đột quỵ thích hợp. Bài viết  không phải để thay thế việc chẩn đoán hay điều trị y khoa. 

 

Xem thêm:

10 Điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ mẹ cần tránh

Cách tăng cường trí tuệ cho trẻ hiệu quả qua các trò chơi đơn giản

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.