Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Dạy trẻ 2 tuổi tập nói như thế nào để đạt hiệu quả tốt? Những tuyệt chiêu mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp ba mẹ tự tin đồng hành cùng con học nói, giúp trẻ nói tốt, nói rõ ràng.
Bước vào giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã có một vốn từ vựng nhất định. Và theo sự phát triển bình thường, trẻ đã có thể nói được những từ đơn quen thuộc như ông, bà, bố, mẹ… Ở nhiều trẻ đã có thể nói được những câu ngắn chừng 2,3 từ.
Khi đó, để dạy trẻ 2 tuổi tập nói, vốn từ của trẻ được mở rộng, khả năng nói rõ và tốt hơn, ba mẹ nên nói chuyện và tương tác với trẻ mỗi ngày. Mục đích của quá trình này đó là:
- Kích thích khả năng giao tiếp thường xuyên ở trẻ.
- Tăng vốn từ vựng và giúp trẻ học hỏi được nhiều câu từ trong các tình huống khác nhau.
Ba mẹ có thể chuyện trò, tương tác với trẻ mọi lúc, mọi nơi. Đó có thể là lúc đi tắm, đi mua sắm, đi dạo… Song song với việc chuyện trò, ba mẹ có thể kết hợp giới thiệu đồ vật, hiện tượng mà bé quan sát được. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, ba mẹ sẽ bất ngờ vì khả năng nói của bé sau đó.
Tương tác thường xuyên giúp vốn từ vựng của trẻ đa dạng hơn (Nguồn: internet)
Đọc sách mang đến nhiều lợi ích trong phát triển nhận thức và tư duy ở trẻ. Đây cũng là phương pháp tác động khá lớn đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ nhỏ. Đọc sách không những cung cấp thêm lượng từ vựng dồi dào cho trẻ. Mà qua đó, trẻ cũng biết và ứng dụng được câu từ trong từng tình huống cụ thể.
Đối với trẻ 2 tuổi, ba mẹ nên chọn những cuốn sách có chữ to, rõ ràng, hình ảnh tươi sáng. Những bài thơ, bài đồng dao,... có vần điệu nhịp nhàng cũng là gợi ý tuyệt vời để bé hứng thú hơn với việc đọc sách.
Ba mẹ có thể thực hiện đọc sách cho bé mỗi ngày, trước khi đi ngủ hay bất kỳ khi nào bé thích. Không những tốt cho khả năng ngôn ngữ, đó cũng là cách để hình thành thói quen đọc sách rất hữu ích cho trẻ sau này.
Ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ cần được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường và con người xung quanh. Không dừng lại ở việc dạy trẻ tập nói mà đó còn là cách để hình thành khả năng giao tiếp, kỹ năng xã hội cho trẻ sau này.
Ba mẹ có thể cho bé tiếp xúc và trò chuyện với những người họ hàng, anh em. Hay đơn giản là cho bé chơi cùng một nhóm bạn nhỏ gần nhà. Chuyện trò với những người hàng xóm… Từ những câu chuyện, câu hỏi giao tiếp đơn giản hàng ngày, trẻ sẽ dần học được nhiều điều thú vị hơn trong khả năng ngôn ngữ của mình.
Chơi và trò chuyện với bạn bè giúp hình thành khả năng phản xạ và giao tiếp cho trẻ (Nguồn: internet)
2 tuổi là giai đoạn trẻ thường tò mò với mọi thứ xung quanh. Trẻ muốn biết và muốn hỏi về nhiều thứ nhưng lại hạn chế về mặt ngôn ngữ. Khi đó, ba mẹ hãy là người chủ động đưa ra các câu hỏi và khuyến khích bé từ tìm tòi trả lời. Hãy gợi ý và hướng dẫn trẻ cách trả lời trong những trường hợp cần thiết. Dần dà, trẻ sẽ học được cách trả lời với câu cú hoàn chỉnh và đầy đủ hơn thay vì chỉ trả lời bằng 1,2 từ đơn giản.
Sử dụng điện thoại, tivi quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói. Vì thế, trong quá trình dạy trẻ 2 tuổi tập nói ba mẹ cần hạn chế hoạt động này.
Trong trường hợp bé xem ti vi hay điện thoại, ba mẹ hãy ngồi và tương tác cùng bé trong quá trình xem. Chẳng hạn hỏi bé hay giới thiệu cho bé biết tên các đồ vật trong một bộ phim hay bài hát nào đó.
Và quan trọng nhất là nên giới hạn thời gian xem, tránh ảnh hưởng đến thị lực của bé.
Xem tivi, điện thoại nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ ở trẻ (Nguồn: internet)
Thực ra, những bí quyết dạy trẻ 2 tuổi tập nói trên đây khá đơn giản và được nhiều ba mẹ áp dụng. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng thành công. Điều quan trọng nhất chính là ba mẹ cần phải kiên trì và đồng hành cùng trẻ mỗi ngày. Sự kiên trì, đều đặn sẽ là “chìa khóa” để quá trình tập nói của trẻ đạt kết quả tốt.
Xem thêm:
> Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?