Thai nhi trong bụng mẹ học được những gì?
Thai nhi trong bụng mẹ học được những gì?

Quá trình thai kỳ là một quá trình gian nan mà các Mẹ phải trải qua. Tuy nhiên, trong quá trình này cũng có những điều thú vị mà mẹ nên biết. Trong bài viết hôm nay, Làm Mẹ sẽ bật mí cho mẹ những bài học mà thai nhi trong bụng mẹ học được.

 

Xem thêm:

Trẻ sinh mổ "thiệt thòi" hơn trẻ sinh thường?

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ cần lưu ý gì?

 

Những điều mà thai nhi trong bụng mẹ học được

Học được cách biểu cảm 

Các nhà khoa học đã cho thấy rằng, thai nhi trong bụng mẹ phản ứng mạnh mẽ với những trạng thái, tinh thần của mẹ. Cụ thể, mỗi khi mẹ căng thẳng, thai nhi thường dùng tay che mặt. Biểu hiện này như một cách để con chống lại những tình huống xấu nhất đang xảy ra.

Hơn nữa, những cảm xúc của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, khi bước vào giai đoạn thai kỳ, các thai phụ luôn được khuyến cáo giữ tâm lý ổn định, tạo môi trường sống tốt. 

 

thai nhi trong bụng mẹ

Ảnh: Internet

 

Thai nhi cũng biết khóc

Việc thai nhi khóc thành tiếng trước đây là trở thành đề tài bàn tán xôn xao của dư luận cũng như khoa học. Mới đây, một video cho thấy thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ có biểu hiện môi run, thở gấp và òa khóc khi chịu tác động bởi  những âm thanh đột ngột.

Mặc dù, trong video này không ghi nhận lại được âm thanh tiếng khóc của thai nhi nhưng qua video này cho thấy rằng, môi trường ồn ào thực sự không tốt cho thai nhi, vậy nên mẹ cần lưu ý nhé. 

 

Thai nhi bận rộn với việc tập bú mẹ

Theo nghiên cứu, thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ thường mở miệng rộng, đút tay vào miệng để bú. Thông qua điều này, cho thấy rằng việc bú mẹ không phải ký năng bỗng chốc xuất hiện mà đây thực sự là một quá trình tập luyện mang tính bản năng khi con còn trong bụng mẹ.

 

Thai nhi trong bụng mẹ

Bé đã biết tập bú từ khi còn trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)

 

Thai nhi làm quen với việc học thuộc lòng

Các nhà nghiên cứu nhờ các mẹ lặp lại câu thơ nào đó 2 lần cho thai nhi trong một buổi trong ngày. Sau 2 tuần thực hiện liên tục, kết quả cho thấy rằng nhịp tịm của thai nhi có dấu hiệu chậm lại khi mẹ hay ai đó đọc lại câu thơ này.

Điều này cho thấy, bộ não của thai nhi có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin được lặp lại nhiều lần như cách chúng ta tập học thuộc lòng. Tương tự, kết quả cho thấy thai nhi cũng có những phản ứng tích cực với những đoạn nhạc thường được mở khi còn ở trong bụng mẹ. 

 

Thai nhi trong bụng mẹ

Khi mẹ thử những mùi vị lạ, bé sẽ phản ứng bằng cách đạp (Ảnh: Internet) 

 

Tập thích nghi với thực phẩm

Trong quá trình thai kỳ, phụ nữ thường có sẽ biến đổi hormone nên thường sẽ có những cơn thèm ăn khác lạ. Chính vì điều này, thai nhi trong bụng mẹ cũng tập thích nghi với những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ để “chiều lòng mẹ” 

Từ tuần 20 trở đi, những thức ăn mà mẹ dung nạp vào đều được thai nhi thích nghi và cảm nhận rõ rệt mùi vị. Chính vì điều này, mà các chuyên gia thường xuyên khuyến cáo rằng mẹ nên cố gắng tập thói quen ăn uống lành mạnh. Chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và dưỡng chất thiết yếu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. 

 

Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy thai nhi thường đạp bụng mẹ nếu bạn nếm phải những mùi vị lạ, khó chịu. Đây là cách phản ứng cơ bản của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Thật đáng yêu đúng không nào.

(Tham khảo: Kiến thức mang thai)

Có thể bạn quan tâm:

Khảo sát thói quen mua sắm online nhận quà ngay hôm nay

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.