Quy trình bảo quản sữa mà mẹ nào cũng cần phải biết
Quy trình bảo quản sữa mà mẹ nào cũng cần phải biết

Bạn đã hết thời gian thai sản, sắp quay trở lại với công việc nhưng vẫn muốn con yêu được tiếp tục dùng sữa mẹ? Giải pháp cho bạn là vắt sữa và bảo quản cho bé dùng dần. Tuy nhiên để bảo quản sữa mẹ sao cho an toàn và hợp lý thì mẹ cần phải lưu ý một số điểm sau đây dưới đây.

 

Cách bảo quản sữa mẹ

Trước khi vắt sữa hay hút sữa thì bạn phải rửa tay sạch, lau sạch đầu vú và quầng vú. Chỉ đựng sữa trong bình thủy tinh hay nhựa trong đã được khử trùng, có nắp đậy.

Sữa vắt xong phải được lưu trữ và bảo quản ngay ở nhiệt độ mát hoặc trong tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp:

  • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 25 – 27 độ C thì phải cho bé bú trong vòng 4 giờ.
  • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 20 – 22 độ C thì phải cho bé bú trong vòng 10 giờ.
  • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hơn (vào mùa đông hay sữa được giữ trong bình nước đá lạnh) khoảng 15 – 16 độ C thì có thể cho bé dùng trong vòng 24 giờ.
  • Nếu sữa được giữ ở trong tủ lạnh với nhiệt độ 4 độ C thì có thể cho bé bú trong vòng 120 giờ sau khi hâm nóng (khoảng 5 ngày).
  • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh khoảng 0 độ C thì có thể sử dụng cho bé bú trong vòng 2 tuần sau khi hâm nóng.

 

Cách hâm nóng sữa mẹ:

Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp vì nếu làm như vậy thì sẽ làm hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ, nhất là các kháng thể và các loại vi chất khác. Bà mẹ nên làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 40 độ C.

Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước ấm, khi sữa đã tan băng thì nên lắc đều và bảo đảm phải thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để chắc rằng sữa đủ ấm hoặc không quá nóng trước khi cho bú.

Mẹ chỉ nên lưu giữ sữa với lượng vừa phải phù hợp với số cữ bú của bé. Mỗi lần mẹ chỉ làm ấm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó và đặc biệt, không nên tái đông sữa sau khi đã rã đông. Nếu nghi ngờ sữa đã bị chua hay bị hư thì phải kiểm tra ngay, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.

Ngoài ra mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đầy đủ số lượng và bảo đảm chất lượng dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tránh kiêng khem quá mức nếu không cần thiết và nên uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Bài viết liên quan
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc sơ sinh đến giai đoạn thiếu niên trong bài viết này cùng Góc Làm Mẹ nhé.
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là tình trạng phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh trải qua. Đối với nhiều người, tiếng khóc liên tục của con vào buổi tối có thể khiến họ cảm thấy bất lực.
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da là một trong những vấn đề thường gặp khi mới sinh. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và sẽ tự giảm đi sau vài tuần.
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.