Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi. Liệu trẻ sơ sinh bị khò khè có đáng lo ngại hay không? Trong bài viết sau, Góc Làm Mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp trẻ sơ sinh khò khè ở đâu và cách xử lý..

Trẻ sơ sinh khò khè là gì?

Khò khè là hiện tượng tiếng thở bất thường, thường xuất hiện khi trẻ gặp tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới. Điều này có thể bắt đầu từ đoạn khí quản xuống phần phế quản nhỏ hơn. Khò khè thường xảy ra đặc biệt nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi, bởi phần phế quản ở độ tuổi này vẫn còn khá nhỏ, dễ bị co thắt, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Ước tính khoảng 30-40% trẻ dưới 2-3 tuổi bị tắc nghẽn đường hô hấp và có triệu chứng khò khè.

Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ nên được bố mẹ chú ý, xem xét dấu hiệu bất thường (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân có khả năng gây ra tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè là:

  • Bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ)

  • Trẻ có thể bị các bệnh như hen suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hoặc viêm phổi

  • Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trong khi ở trẻ trên 18 tháng tuổi, suyễn

  • Một số nguyên nhân hiếm gặp khác có thể bao gồm dị vật đường thở, lao, phù phổi, và một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép do các vấn đề như mạch máu bất thường, u, hoặc hạch cạnh phế quản. 

Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới khiến trẻ sơ sinh khò khè khi ngủ (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè?

Trẻ sơ sinh khò khè thường xuất hiện dưới dạng tiếng thở bất thường, có âm sắc trầm và rõ ràng. Bố mẹ có thể nghe tiếng này khi trẻ thở ra, và có thể nghe rõ hơn bằng cách áp tai vào miệng trẻ (âm thanh này nghe gần giống như tiếng ngáy). 

Khi tình trạng khò khè nặng hơn, trẻ có thể gặp khó khăn khi thở, một số trường hợp còn kèm theo tiếng rít. Tuy nhiên, ở nhiều bé, do tiếng khò khè ở trẻ có thể rất yếu và thậm chí không thể nghe thấy bằng tai thường, phụ huynh mà phải sử dụng ống nghe y tế mới có thể phát hiện.

Trẻ bị khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ bị khò khè giống tiếng huýt sáo

Tình trạng tắc nghẽn ở mũi có thể làm cho trẻ phát ra tiếng khò khè khó thở, có âm thanh giống tiếng huýt sáo khi thở. Điều này xuất phát từ việc lỗ thông khí trong mũi của trẻ thường khá nhỏ, và chỉ cần một ít nước nhầy hoặc sữa bột có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp, làm cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh đặc trưng. Bố mẹ chỉ cần thông mũi sạch sẽ cho bé thường là cách để tiếng khò khè hoặc tiếng huýt sáo này biến mất.

Trẻ thở có tiếng khò khè giống tiếng khàn khàn

Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ phát ra tiếng khò khè giống tiếng khàn khàn khi thở. Điều này thường là dấu hiệu của viêm thanh khí phế quản, một chứng bệnh gây phù nề ở thanh quản và khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, việc thở trở nên khó khăn.

Trẻ bị thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hoặc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn. Ngoài ra, trong những trường hợp mà trẻ bị khò khè kéo dài, có thể là do dị vật trong đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hoặc phế quản bị chèn ép.

Trẻ thở dốc

Trẻ bị viêm phổi có thể thở nhanh và hơi thở dốc bất thường. Bệnh này thường do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra sự tích tụ các chất lỏng trong các phế nang. Khi bé bị viêm phổi, đôi khi mẹ sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như làm xanh môi và da, và có các cơn ho dai dẳng.

Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Cách xử lý khi trẻ bị khò khè

Dưới đây là những cách xử lý trẻ sơ sinh khò khè mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Bố mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé rồi hút sạch mũi cho bé. Nếu trẻ bị khò khè khó thở do nghẹt mũi, bé sẽ thở dễ hơn, tiếp tục ăn uống, ngủ ngon và tăng cân đều đặn.

  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Khi trẻ bị khò khè khó thở kéo dài (trên 4 tuần), mẹ cần đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để xác định chẩn đoán.

  • Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc long đờm, thuốc kháng viêm, vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà còn làm cho trẻ bị khò khè và khó thở nhiều hơn.

  • Nếu trẻ bị khò khè và có sốt, ho, thở nhanh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị.

Trên đây là những thông tin về vấn đề nguyên nhân, dấu hiệu trẻ sơ sinh khò khè cũng như cách xử lý phù hợp. Ở độ tuổi sơ sinh, do hệ miễn dịch còn non nớt nên các bé rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Bố mẹ cần chăm sóc và theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Đừng quên tham khảo các kinh nghiệm, mẹo chăm sóc bé hiệu quả tại Góc Làm Mẹ nhé!

**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng

Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ

Bài viết liên quan
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da là một trong những vấn đề thường gặp khi mới sinh. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và sẽ tự giảm đi sau vài tuần.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.