Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trong những tháng năm đầu đời, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với bé. Đặc biệt, trẻ sơ sinh luôn có những tư thế ngủ khác nhau. Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.
Nghiên cứu của các chuyên gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thích nằm sấp thường phát triển trí tuệ vượt trội. Tư thế này thể hiện sự tự tin, sẵn lòng đối mặt với khó khăn, có ý chí mạnh mẽ và can đảm. Đồng thời, bé ngủ nằm sấp có thể phát triển nhanh hơn, thông minh, hạn chế nôn trớ,....
Tuy nhiên, mẹ cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ, không nên để trẻ ngủ sấp quá lâu, cần giữ cho không gian ngủ của bé luôn sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con.
Tư thế ngủ sấp ở trẻ (Ảnh: Internet)
Bé sơ sinh nằm ngửa, dang rộng chân tay
Khi bé con của bạn có tư thế ngủ này cho thấy dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, đồng thời cũng cho thấy bé đang rất tự tin, thoải mái và cảm thấy an toàn. Bé ngủ với tư thế nằm ngửa và dang rộng chân tay thường là dấu hiệu của sức khỏe và phát triển ổn định.
Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý với tư thế ngủ này của con, vì tư thế này có thể gây sặc nếu bé vừa ăn no. Nếu bé ngủ với tư thế này sau khi ăn no, thì mẹ nên giúp con đổi tư thế phù hợn nhé.
Nếu quan sát thấy rằng bé của con bạn thường ngủ với tư thế nằm sấp chổng mông, thì mẹ cần hết sức lưu ý. Đậy có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đường ruột hoặc thiếu vitamin D. Những bé thường ngủ chổng mông thể hiện rằng bé đang cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên thì mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra nhé.
Nằm nghiêng là một tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thường gặp..Tư thế ngủ này của trẻ thể hiện rằng bé là một đứa trẻ năng động và lém lỉnh nhưng cũng luôn mong muốn sự an toàn. Do đó, điều mẹ cần làm là hãy dành cho con những cái ôm, vỗ về để bé cảm thấy an tâm hơn.
Theo các chuyên gia Nhi khoa, tư thế nằm nghiêng không chỉ giúp trẻ phát triển đầu tròn đẹp mắt mà còn hỗ trợ hệ thống hô hấp, ngăn chặn tình trạng ngủ không sâu giấc, thở khò khè ở trẻ. Đây cũng được xem là một tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh.
Bé ngủ nằm nghiêng (Ảnh: Internet)
Trẻ sơ sinh thường ngủ với tư thế mút tay cho thấy rằng bé có thể đang đói hoặc đang cảm thấy lo sợ. Việc mút tay cũng tương tự như đang ngậm ti của mẹ. Ngoài ra, nhiều bé con có thói quen, sở thích mút tay để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Hành động này là một phản ứng tự nhiên của trẻ. Dần dần, hành vi này sẽ tự giảm đi và không còn xuất hiện nữa.
Chính vì thế, nếu bé nhà bạn cũng có tư thế ngủ tương tự vậy thì đừng quá lo lắng nhé. Điều này không chỉ là một quá trình tự nhiên mà còn cho thấy sự phát triển về xúc giác và trí tuệ của bé.
Khi trẻ sơ sinh có những thay đổi tư thế khi ngủ khác nhau, bao gồm việc xoay lung tung, đó không chỉ là điều bình thường mà còn là một phần quan trọng của quá trình phát triển. Trẻ cần thử nghiệm và khám phá để tìm ra tư thế thoải mái nhất cho mình, nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé.
Việc xoay lung tung trong khi ngủ ở trẻ sơ sinh có thể giúp bé phát triển sự linh hoạt trong cơ thể và sự phát triển của trí óc. Điều này cho thấy bé đang học cách sử dụng cơ thể mình một cách linh hoạt và hiệu quả.
Những đứa trẻ ngủ với tư thế này cho thấy rằng bé cảm thấy thiếu sự an toàn và thích bám mẹ. Nằm cuộn tròn không chỉ là một tư thế ngủ, mà còn là cách bé muốn tìm lại cảm giác an toàn từ thời kỳ “ẩn nấp” trong bụng mẹ.
Bé sơ sinh có sở thích nằm cuộn tròn khi ngủ cho thấy rằng bé có tính cách nhạy cảm, sâu sắc và có đôi chút thiên hướng nghệ thuật.
Bé ngủ cuộn tròn (Ảnh: Internet)
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ cũng đã biết được rằng tư thế ngủ của trẻ sơ sinh không chỉ là hành động bình thường mà còn là cách bé thể hiện sự phát triển và học hỏi. Mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau, điều mẹ cần làm đó là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, khi bé ngủ hãy thường xuyên kiểm tra, để chắc chắn rằng bé không ngủ với tư thế quá nguy hiểm nhé.
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
> 4 nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh không nên chạm để tránh tổn thương