Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết

Khoảng thời gian phôi thai tăng trưởng nhanh và mãnh liệt nhất để hình thành những cơ quan và bộ phận trên cơ thể là giai đoạn thai nhi 4 tuần tuổi. Dù vậy, lúc này mẹ cũng chưa thể nhìn rõ được hình dạng của thai nhi. Nếu muốn biết thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào, mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Các loại vitamin tổng hợp tốt nhất cho bà bầu hiện nay

Mẹ có biết: Thử 2 vạch thì bao lâu nên đi siêu âm?

Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển ra sao?

Nhau thai và phôi thai bắt đầu hình thành

Khi thai được 4 tuần, thậm chí bạn còn đang tự hỏi mình có mang thai hay không thì phôi nang đang dần “yên vị” ở tử cung. Sau đó phôi nang sẽ đi vào niêm mạc tử cung và làm tổ. 

Khi đã “định cư”, phôi nang tiếp tục quá trình phát triển đầu tiên đó là trải qua quá trình phân chia lớn và tách thành hai nhóm. Một nửa phôi thai sẽ phát triển thành bé gái hoặc trai, nửa còn lại sẽ hình thành huyết mạch, nhau thai. 

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết

Thai nhi 4 tuần tuổi chưa có hình dạng rõ ràng (Ảnh: Sưu tầm)

Kích thước của thai nhi 4 tuần tuổi 

Thực tế, khi thai nhi được 4 tuần tuổi thì hình dạng và kích thước vẫn chưa rõ ràng, chỉ khoảng 2mm.Nếu có đi siêu âm thì mẹ cũng chỉ nhìn thấy một chấm nhỏ li ti trên màn hình hiển thị mà thôi.

Thai 4 tuần là bao nhiêu tháng?

Khi mẹ mang thai được 4 tuần nghĩ là mẹ đang ở tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây chỉ mới là giai đoạn đầu và mẹ cần phải trải qua 8 tháng đồng hành cùng bé nữa. Tuy nhiên, giai đoạn đầu là giai đoạn rất quan trọng. Mẹ cần phải chú ý đến sinh hoạt, chế độ ăn uống và sức khỏe của mình nhé. 

Một số thay đổi về cơ thể của mẹ khi thai nhi được 4 tuần tuổi

Khi mang thai được 4 tuần mẹ sẽ dễ dàng nhận ra cơ thể mình có những thay đổi thông qua những biểu hiện như: Mệt mỏi, đau ngực, buồn nôn,... Những triệu chứng này thường xuyên xuất hiện. 

Mang thai 4 tuần tuổi bụng của mẹ vẫn chưa to, nên hầu như sẽ không ai nhận biết được mẹ đang mang bầu. Trong tháng đầu mang thai, mẹ nên hạn chế và kiêng ăn các món ăn có hại, thậm chí có thể gây ra sảy thai như rau răm, uống nước dừa, mướp đắng, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,....

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi và những điều mẹ cần biết

Khi mang thai 4 tuần tuổi, mẹ thường xuất hiện triệu chứng đau ngực (Ảnh: Sưu tầm)

Khi mang thai được 4 tuần mẹ nên làm gì?

Bổ sung vitamin D

Mẹ bầu cần bổ sung nguồn vitamin D để duy trì cấu trúc xương và tôt cho sự phát triển của bé sau này.Mẹ có thể bổ sung Vitamin D qua các loại thực phẩm như cá mòi đóng hộp, sữa, nước cam và lòng đỏ trứng.

Bổ sung chất béo

Thai cần bổ sung một số loại chất béo để tốt cho quá trình phát triển, trong đó axit béo omega-3 là rất quan trọng. Trong đó, DHA  là thành phần hỗ trợ quá trình phát triển của não bộ và võng mạc của con người. Vậy nên  DHA rất quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt của thai nhi.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mang thai, mẹ cần phải quan tâm nhiều đến quá trình ăn uống. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung các chất cần thiết như kẽm, sắt, canxi,...Hạn chế ăn các đồ cay nóng, thức ăn nhanh,....vì sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao

Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, thực hiện các bài tập yoga cho mẹ bầu,...để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng,...

Trên đây là tất cả những gì mà mẹ nên biết khi mang thai 4 tuần tuổi. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích dành cho mẹ. 

Xem thêm:

Que thử thai nào bạn nên quan tâm?

Bà bầu có nên sờ bụng? Những điều cần lưu ý khi mang thai

Bài viết liên quan
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào? Cách chăm sóc
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào? Cách chăm sóc
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ như thế nào? Chăm sóc trẻ một cách đúng cách là cơ hội tuyệt vời để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé.
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách và khả năng tương tác của bé.
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh luôn thú vị. Điều quan trọng nhất mẹ có thể làm cho trẻ sơ sinh là phản ứng kịp thời khi trẻ khóc hoặc gặp vấn đề
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi sao cho hiệu quả hơn. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, cho trẻ ngủ đủ và sâu giấc, trò chuyện thường xuyên là những lời khuyên giúp việc chăm bé của mẹ tốt hơn.
6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng
6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, giúp mẹ nhàn tênh, bé khỏe mạnh, phát triển tốt. 
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Trẻ sơ sinh là những thiên thần bé nhỏ, cần được chăm sóc đặc biệt trong những năm tháng đầu đời vì hệ miễn dịch của con còn yếu kém, chưa phát triển toàn diện. Chính vì thế, mẹ hãy thật cẩn trọng trong việc chọn lựa những món đồ dùng cho trẻ mới sinh, để