Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì?
Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh đáng sợ. Trầm cảm có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi về tinh thần cũng như thể chất. Đặc biệt, trầm cảm khi mang thai là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Vậy dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Phụ nữ mang thai nên làm gì để điều hòa thân nhiệt?

Những loại trà không tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm hay còn gọi là rối loạn cảm xúc, đây là một căn bệnh thường gặp. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn gây hưởng hưởng đến sức khỏe cũng như thể chất. Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm còn được gọi là một chứng bệnh tâm thần nguy hiểm, tâm lý ảnh hưởng đến hành vi và khó kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai?

  • Thay đổi hormone: Sự biến động lớn về hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai có thể gây ra trầm cảm. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và tâm trạng của phụ nữ.

  • Áp lực từ trách nhiệm mới: Việc chuẩn bị cho việc sinh con và lo lắng về vai trò làm mẹ mới có thể tạo ra áp lực tinh thần lớn, góp phần vào cảm giác trầm cảm.

  • Cơ địa: Một số phụ nữ có yếu tố gen di truyền hoặc lịch sử của bản thân về trầm cảm có thể dễ dàng bị ảnh hưởng hơn khi mang thai.

  • Thay đổi cơ thể: Sự biến đổi về cơ thể, cảm giác không thoải mái và lo lắng về việc giữ vóc dáng sau khi sinh cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ mang thai.

  • Vấn đề sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe khác như buồn nôn, đau và mệt mỏi cũng có thể gây ra trầm cảm.

  • Cảm xúc về việc mang thai: Một số phụ nữ có thể có cảm xúc phức tạp về việc mang thai, bao gồm cả sự hối tiếc hoặc lo sợ, đều có thể góp phần vào trạng thái trầm cảm.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì?

Ảnh: Internet

Cách nhận biết các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Mang thai là một hành trình đầy cảm xúc. Từ lúc bắt đầu mang thai cảm xúc của mẹ đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, cảm xúc có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực dựa vào những gì mẹ đã trải qua, tinh thần cũng như sức khỏe của mẹ bầu. 

Một số trường hợp, khi mang thai có dấu hiệu trầm cảm với những cảm xúc tiêu cực khó kiểm soát. Vậy nhận biết dấu hiệu trầm cảm khi mang thai của mẹ như thế nào, tham khảo những biểu hiện sau nhé:

  • Rối loạn giấc ngủ, tinh thần hoảng loạn, hoang mang, dễ cáu kỉnh

  • Khả năng tập trung kém, tâm trạng thường xuyên thay đổi đột ngột, khó tập trung

  • Mệt mỏi kéo dài, không khỏi

  • Cảm giác thèm ăn kéo dài nhưng lại không muốn ăn gì

  • Chứng âu lo triên miên đặc biệt là lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của con mình

  • Giảm ham muốn tình dục, mất hứng với sự gần gũi của chồng.

  • Không cảm hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.

  • Tâm trạng buồn bã không có lý do, dễ mủi lòng, tuyệt vọng

  • Thích một mình, không giao tiếp với mọi người thậm chí là với gia đình

  • Cảm giác tội lỗi và luôn nghĩ đến cái chết để giải thoát chính mình.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi (Ảnh: Sưu tầm)

Cách phòng tránh và hạn chế chứng trầm cảm khi mang thai

Tâm sự với người thân trong gia đình, bạn bè

Nếu trong quá trình mang thai, bạn có nhiều lo lắng sợ hãi và lo lắng thì có thể tâm sự với cô bạn thân, hoặc chia sẻ với chồng một cách cởi mở. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cảm thấy được ủng hộ, đồng cảm và được quan tâm nhiều hơn. Từ đó, hạn chế cảm xúc tiêu cực vây lấy bạn. 

Đơn giản hóa mọi việc, suy nghĩ tích cực

Bạn không nên làm phức tạp vấn đề, hãy suy nghĩ tích cực và nhìn nhận mọi việc đơn giản hơn. Không nên quá căng thẳng hoặc phải bưng vác nặng, hoạt động mạnh, quá sức. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách, nghe nhạc,.....để tinh thần thoải mái. 

Xây dựng ăn uống lành mạnh

Hãy tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây,...Đồng thời, không nên sử dụng cách loại chất kích thích

Ăn socola đen

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn socola có thể giúp bạn giảm được căng thẳng, muộn phiền khi mang thai. Bởi vì trong socola có chứa chất theobromine với công dung làm giãn cơ và nở mạch máu. Mẹ bầu có thể ăn một thỏi socola nhỏ còn có thể giúp giảm hội chứng tiền sản giật.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao

Mẹ bầu cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng, vận động, đi bộ,...để nâng cao sức khỏe cũng như là giúp cho tinh thần cảm thấy thoải mái hơn. 

Trầm cảm khi mang thai là một trong những tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đền nhiều hệ lụy không thể ngờ. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ hãy quan tâm thật nhiều đến sức khỏe và tinh thần của mình nhé. Hạn chế lo lắng và căng thẳng để bé con phải triển khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Bệnh trầm cảm ngày càng được "trẻ hóa"

5 Cách giảm huyết áp cao khi mang thai giúp mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.