Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Chị Phương Hoa - Cựu giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Thực nghiệm Tâm lý học, Viện Tâm lý học Việt Nam và là tác giả của cuốn sách “ Khi mây đen kéo tới” chị có người con bị trầm cảm. Chị chia sẻ công việc và cuộc sống dường như “lậm vào nhau”.
Có thể bạn quan tâm:
> Bé 3 tuổi bị đột quỵ - Chuyện đột quỵ ở trẻ khó tin nhưng lại thật
Chị chia sẻ cụ thể như sau:
Cùng còn vượt qua trầm cảm là một chăn đường gian nan (Ảnh: MarryBaby)
Thực sự trong những tháng ngày cùng con vượt qua căn bệnh ngày đang phiển biến hiện nay không phải là điều đơn giản.
Đúng vậy, trầm cảm là một căn bệnh “không buông tha” cho bất kỳ độ tuổi nào, giới tính nào,..trẻ con cũng có thể mắc bệnh trầm cảm từ rất bé.
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi mang thai người mẹ bị trầm cảm, hay lo nghĩ thì tỉ lệ những đứa bé sinh ra mắc căn bệnh trầm cảm khá cao. Một trong những biểu hiện cụ thể đó là bé khó nuôi, hay quấy khóc ngày đêm, mất ngủ, thậm chí có bé biếng ăn đến 3-4 tuổi.
Vào năm 1999-2000 đã có một nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội về tình trạng rối nhiễu tâm lý ở học sinh THPT. Một điều đáng báo động đó chính là kết quả cho ra trong 3 em học sinh thì có 1 em có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý.
Hơn 10 năm trôi qua, có lẽ côn số này đã dần cao hơn rất nhiều. Trong các rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc của trẻ thì trầm cảm thực sự gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất đó chính là tự tử.
Câu trả lời là không hẳn, vì áp lực thi cử, học hành chỉ chiếm một phần. Đặc biệt, chúng ta thường cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ đã tạo lực việc học lên con. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn.
Mà nguyên nhân quan trọng chính là đã có những trục trặc của não bộ, về chất dẫn truyền thần kinh. Nguyên nhân tiếp theo là do bé đã gặp phải những căng thẳng kéo dài. Thứ 3 là do những tổn thưởng lớn về cảm xúc, sang chấn tâm lý như mất mát người thân, tai nạn,...
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, việc tiếp xúc quá lâu với một số hóa chất nồng độ cao cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Còn về vấn đề, bệnh trầm cảm có di truyền hay trong thì vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.
Nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm ở trẻ không phải là áp lực thi cử (Ảnh: MarryBaby)
Sự đồng hành, quan tâm của bố mẹ rất quan trọng. Nếu như con em chúng ta bị trầm cảm phái chống chọi 1 mình, cơ hội khỏi bệnh là rất mong manh vì tâm trạng thường chán nản, tuyệt vọng. Thậm chí có một số trường hợp, dù bé đang sống trong 1 gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, điều kiện đầy đủ nhưng bé vẫn có tâm trạng chán nản và không muốn sống.
Ngược lại, cuộc sống của những bố mẹ có con bị trầm cảm cũng không hề dễ dàng chút nào. Có người từng chia sẻ rằng họ cảm thấy hốt hoảng khi nhận được cuộc điện thoại của con vào lúc 4h sáng: “Con đang ở trên sân thượng và con chuẩn bị nhảy xuống”. Thực sự những lúc những thế chúng ta sẽ hiểu được sự bế tắc của bố mẹ có con trầm cảm là như thế nào.
Vậy, điều mà một bệnh nhân trầm cảm cần ở đây là gì? Là một người đủ khiến họ tin tưởng, có thể chia sẻ bất kì điều gì, nếu không họ sẽ rất khó khăn để vật lộn với cơn trầm cảm.
Đừng bao giờ khuyên bé bị trầm cảm "Suy nghĩ tích cực lên" vì thật sáo rỗng (Ảnh: Internet)
Khi thấy trẻ buồn chán, chúng ta hay nói với con “Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực lên!”. Đây là một sai lầm, bởi đối với trẻ trầm cảm, “suy nghĩ tích cực lên” là điều “bất khả thi”, giống như chúng ta khuyên người gãy chân hãy chạy nhảy nhiều cho mau lành vậy. Thay vì nói với con những lời khuyên sáo rỗng, hãy ở bên con, lắng nghe và kiên nhẫn chờ con đi qua “cơn bão”. Để có được sự bình tĩnh và kiên nhẫn trong nhiều năm chữa bệnh cho con, tôi luyện tập thiền hàng ngày. Bởi muốn con đi qua trầm cảm, thì cha mẹ cần phải có tình yêu thương và sự kiên trì.
Tham khảo: Marrybaby
Xem thêm: