Chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào?
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào?

Sau khi vượt cạn thành công, mẹ cần phải được chăm sóc tốt để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Vậy chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ ?

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh

Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp

Chăm sóc mẹ bầu đã khó, chăm sóc mẹ bầu sau sinh còn khó hơn. Khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh, gia đình nên quan tâm theo dõi dấu hiệu sinh tồn như: mạch đập, nhiệt độ, huyết áp,...Đây là những yếu tố quan trọng, thường bị bỏ quên khi chăm sóc mẹ sau sinh. Nếu nhận thấy nhiệt độ, huyêt áp của mẹ có sự bất thường cần phải báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kiểm tra kịp thời. 

Cần theo dõi huyết áp của mẹ sau sinh thường xuyên (Ảnh: Internet)

Theo dõi sản dịch và co hồi tử cung

Sau sinh, sản dịch sẽ kéo dài khoảng 7 ngày. Chất dịch này có mùi tanh nồng và có màu như máu kin và chuyển dần thành màu hồng nhạt. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian sản dịch sẽ khác nhau, sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. 

Ngoài ra, nếu mẹ sau sinh cảm thấy tư cung co thắt đau thì có thể dùng đá chườm hoặc dùng thuốc giảm đau.

Vệ sinh tầng sinh môn

Chăm sóc tầng sinh môn là một trong những việc quan trọng cần làm sau sinh. Nếu không chăm sóc, vệ sinh thường xuyên sẽ dễ khiến nhiễm trùng, nguy hiểm đến mẹ sau sinh. Hãy dùng nước đun sôi để nguội và ệ sinh vùng kín 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. 

Khi vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng và rửa theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong. Sau khi vjee sinh xong, hay lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên để tránh nhiễm trùng. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng túi đã lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng tấy, giảm đau,...Mẹ dùng mặ quần áo rộng rãi, thoáng mái, quần lót phải thay mỗi ngày và giặt phơi nơi có nắng.

Theo dõi tiểu tiện, đại điện

Sau sinh, mẹ thường dễ bị tiểu khó do ảnh hưởng bởi thuốc gây té, rạch - cắt hoặc máu tụ ở tầng sinh môn. Trường hợp mẹ sau sinh bị bí tiểu thường dễ gặp ở mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có sự can thiệp. 

Nếu mẹ mắc trường hợp bí tiếu lâu và ít đau thì có thể di chuyển nhiều hoặc xoa nắn vùng bàng quang. Ngoại trừ những trường hợp cần thiết, thì mẹ không nên thông tiểu vì rất nguy hiểm và dễ nhiễm trùng.

Nếu mẹ sau sinh bị táo bón, thì hãy ăn nhiều chất xơ uống đủ nước và xoa nắn và hãy vận động nhẹ nhàng. Nếu 3 ngày mà vẫn không đi được thì cần có sự hỗ trợ để đại tiện. 

Chăm sóc vú

Khi chăm sóc mẹ sau sinh cần động viên mẹ nên cho bé bú. Bởi vì, cho con bú sau sinh sẽ giúp mẹ tránh tình trạng đầu vú tụt, tắc ti sữa,...Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh vú thường xuyên, nhất là trước khi cho bé bú để đảm bảo vệ sinh, tránh ảnh hưởng đến bé. 

Quan tâm đến việc tắm gội

Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, mẹ sau sinh kiêng tắm gội. Tuy nhiên, đây là cách làm không nên, vì sau sinh cơ thể mẹ tiết nhều mồ hôi và rất bẩn. Do đó, cần phải vệ sinh tắm gội hợp lý để loại bỏ vi khuẩn, nấm ngứa, tránh nguy hiểm cho mẹ và con. 

Mẹ nên tắm gội sạch sẽ, để tránh nhiễm khuẩn (Ảnh: Internet)

Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Mẹ sau sinh có được sử dụng điện thoải, ipad, xem tivi không?

Sau sinh mẹ thường dễ bị nhàm chám vì phải nằm ở bệnh việc hoặc ở nhà nhiều. Do đó, việc xem điện thoai, ipad sẽ giúp mẹ giết thời gian. Dù vậy, việc sự dụng điện thoại, ipad sớm là không nên. Tốt nhất mẹ nên kiêng cử sử dụng các thiết bị điển tử trong 6 tuần đầu, vì trong thời gian đầu, cơ thể mẹ còn yếu. 

Tư thể nằm sau sinh thường và sinh mổ như thế nào?

  • Sinh thường: Đối với những chị em sinh thường, thì tư thế nằm ngừa hoặc nằm nghiên sẽ tốt nhất. Tư thế này sẽ thoải mái và không gây áp lực lên vết rạch. Nhưng, nếu mẹ bị vấn đề về huyết áp thì không nên nằm tư thế này.

  • Sinh mổ: Nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho những ai sinh mổ, vì sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, không làm cho vết mổ bị căng,...

Ngoài ra, mẹ sau sinh nên kiêng quan hệ sau 3 tháng và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi nhanh và có nhiều sữa cho con bú. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích dành cho mẹ và những ai đang trong quá trình chăm sóc mẹ bầu sau sinh. 

Xem thêm:

Những cảm xúc lần đầu làm mẹ không thể nào quên

Làm mẹ không khó: Cẩm nang làm mẹ lần đầu bạn cần biết

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.