Cách khắc phục tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu
Thi Huynh
17/01/2022 17:57
chăm sóc mẹ mang thai,kiến thức mang thai,chăm sóc mẹ bầu đúng cách, tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu
Cách khắc phục tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu
Cách khắc phục tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu
Thi Huynh
17/01/2022 17:57
chăm sóc mẹ mang thai,kiến thức mang thai,chăm sóc mẹ bầu đúng cách, tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường bị ngứa ở vị trí đầu nhũ hoa. Khi gặp tình trạng nàymẹ thường không biết phải làm sao, càng ngứa thì chỉ càng muốn gãi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, khi bị ngứa đầu nhũ hoa mẹ không nên gãi, vì gãi chỉ khiến cơn ngứa càng trở nên dữ dội cũng như dễ làm tổn thương vùng da này, bị trầy xước, khiến vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập, gây nhiễm trùng.... Vậy nên, thay vì gãi thì mẹ có thể thử các biện pháp giảm ngứa sau.

Có thể bạn quan tâm:

10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua

10 Điều mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng đầu thai kỳ

1. Không nên mặc áo ngực quá chật

Trong suốt thai kỳ, mẹ không nên mặc áo ngực quá chật, thay vào đó mẹ hãy chọn cho mình những chiếc áo ngực rộng rãi hoặc bạn có thể chọn mua các loại áo ngực dành cho bà bầu. Việc mẹ mặc áo ngực quá chật có thể làm khiến cho đầu ti dễ bị cọ xát, kích ứng và làm tăng thêm cảm giác ngứa, khô. Đồng thời, mặc áo ngực quá chật còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. 

Khi mang thai, bị ngứa đầu nhũ hoa mẹ không nên gãi (Ảnh: Internet)

2. Giảm ngứa bằng cách chườm đá

Khi đầu ti của mẹ bị ngứa, mẹ không nên gãi mà có thể giảm ngứa bằng cách chườm mát bằng đá lạnh. Đá lạnh có thể giúp giảm ngứa đầu nhũ hoa hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng cách làm này mẹ cần hết sức lưu ý  không để miếng gạc quá lạnh. Nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến mẹ bị tê cóng hoặc ớn lạnh.

3. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là một trong những cách khắc phục tình trạng ngứa đầu nhũ hoa ở mẹ bầu. Mẹ hãy nhớ chỉ nên tắm với nước ấm , không nên tắm với nước nóng, đặc biệt mỗi lần chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút.

Nếu mẹ không sử dụng nước ấm để tắm mà dùng nước nóng tắm sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì nước nóng sẽ càng khiến da bị khô, gây ngứa ngáy. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng hoặc chọn mua thêm các xà phòng dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi hoặc các hóa chất mạnh.

Cách khắc phục tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầuẢnh: Internet

4. Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh đầu ti của mẹ đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa đầu nhữ hoa. Mẹ có thể vệ sinh bằng cách dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ nhàng ở đầu ti. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ tránh kích thích mạnh khi vệ sinh nhũ hoa mẹ nhé, bởi sự kích thích có thể làm tử cung co bóp nhiều, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.

5. Bôi kem dưỡng

Để giảm ngứa nhu hoa khi mang thai, mẹ có thể bôi một lớp kem dưỡng hoặc có thể sử dụng các loại dầu dưỡng da với thành phần dịu nhẹ. Mẹ nên chọn các loại kem dưỡng chứa các thành phần được làm từ thiên nhiên như vitamin E, bơ ca cao, lô hội, lanolin.... Mẹ không nên sử dụng kem dưỡng có chứa cồn hoặc có chứa chất tạo mùi thơm. Bởi vì, những hóa chất này không tốt cho cơ thể và có thể làm khô da nhiều hơn.

Cách khắc phục tình trạng ngứa đầu "nhũ hoa" cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên dùng kem dưỡng cho đầu ti (Ảnh: Internet)

6. Không sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu tình trạng bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai của mẹ bầu kéo dài và không khỏi, mẹ không nên tự ý uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Những loại thuốc không kê đơn sẽ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

Vậy nên, nếu có ý định dùng thuốc khi tình trạng ngứa đầu ti kéo dài, thì tốt nhất mẹ nên đi khám để được bác sĩ kê toa các loại thuốc phù hợp.

Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích dành cho mẹ, giúp mẹ có thể khắc phục được tình trạng ngứa đầu nhu hoa hiệu quả.

Xem thêm:

Mẹ mang thai 2 tuần uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sóng wifi ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? Mẹ cần biết ngay! 

Image
Đăng kí là thành viên của Góc Làm Mẹ để nhận ngay 10 cùng các phần quà hấp dẫn!
Đăng ký
  •  
CÂU HỎI ĐƯỢC QUAN TÂM
Theo bạn, bé cần được bú mẹ trong thời liên tục bao lâu?
Theo bạn, bé cần được bú mẹ trong thời liên tục bao lâu?
10
Sau sinh, làm thế nào để tử cung co lại nhanh chóng?
Sau sinh, làm thế nào để tử cung co lại nhanh chóng?
20
Image Image
Image
Image Image
Image
TIN MỚI NHẤT
TIN NỔI BẬT
Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ
Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ
Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?
Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?
Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường
Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
TIN NỔI BẬT
Image

Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ

Image

Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?

Image

Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường

Image

Lợi ích bất ngờ của việc thở dài