Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Rối loạn hành vi ở trẻ làm một trong những tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con. Vậy rối loạn hành vi ở trẻ là gì? Bố mẹ cần phải làm gì nếu con mình có biểu hiện này? Hãy tim hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
> 3 Thói quen cảnh báo trước tương lai "chông chênh" của trẻ, bố mẹ cần giúp bé sửa ngay
Đây là một loại bệnh. Rối loạn hành vi ở trẻ là nhóm các vấn đề về hành vi, về cảm xúc ở trẻ thường bắt đầu từ thời thiếu niên hoặc ở trẻ vị thành niên. Khi trẻ mắc chứng rối loạn này, thường không tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường của xã hội.
Có hai loại rối loạn hành vi ở trẻ:
- Loại 1: Là trường hợp thường gặp ở các bé có độ tuổi phát triển dưới 10 tuổi. Hay còn gọi là rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em.
- Loại 2: Là trường hợp thường gặp ở các trẻ từ sau 10 tuổi. Hay còn gọi là rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên.
Rối loạn hành vi ở trẻ và những hiểm họa khôn lường (Ảnh: Internet)
Thông thường đối với những trẻ em mắc phải căn bệnh này thường rất khó điều phối, kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Đồng thời, trẻ thường không làm theo, hoặc không tuân theo các nguyên tắc đặt ra, tự làm theo ý bản thân.
Những trẻ em bị rối loạn hành vi thường sẽ có những hành động gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lượng. Do đó bố mẹ cần phải hết sức quan tâm đến con cái của mình.
Rối loạn hành vi thường khiến trẻ mất kiểm soát về hành động (Ảnh: Internet)
Biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ như sau:
- Thời gian mắc bệnh thường kéo dài từ 3- 6 tháng
- Cư xửa hung hãn với mọi, sự việc, con người xung quanh mình.
- Hay nói dối, thường đánh nhau, trốn học, phá phách
- Cô lập bản thân, trốn tránh xã hội
- Thường có những vi động gây tổn hại đến người khác
- Có thể tăng động hoặc giảm chú ý
- Trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi thường ăn nhiều hoặc rất chán ăn
- Có những hành động gây tổn hại đến bản thân
- Thường khó giao tiếp, tiếp thu cũng như khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Trẻ thường có những hành động tổn hại đến bản thân hoặc người khác (Ảnh: Internet)
Đây thực sự là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu bố mẹ không quan tâm và đưa con điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường và đáng tiếc. Những điều liên quan đến sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, bậc làm cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Xem thêm:
> Bệnh trầm cảm ngày càng được "trẻ hóa"
> 7 Cách nói của mẹ khiến bé nghe lời mà không cần quát mắng