Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Nuôi dạy con trưởng thành là một trong những việc làm chưa bao giờ là dễ dàng đối với các bậc làm cha mẹ. Để bé nghe lời và ngoan ngoãn không phải dùng bạo lực hay quát mắng mà hãy giao tiếp nhẹ nhàng với con. Dưới đây là những cách giúp bé ngoan mẹ có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm:
Thay vì dùng từ nếu thì mẹ có thể dùng cách nói chuyện này để giúp con nghe lời hơn. Ví dụ “Khi nào còn làm bài tập xong thì mẹ sẽ mở hoạt hình cho con xem”, “khi nào coi ăn cơm xong thì mẹ sẽ cho con ăn phô mai”,...
Khi dùng cụm từ “khi nào” thay cho “nếu” thì câu sẽ vừa mang ý nghĩa tích cực vừa nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cách dùng từ này sẽ khiến trẻ con thích thú hơn.
2. “Khi con...mẹ cảm thấy...bởi vì”
Khi bé con của bạn quá hiếu động và thường xuyên chạy vui đùa trong siêu thị, thay vì quát mát mẹ nên nói nhẹ nhàng. Ví dụ “Khi con chạy lung tung trong siêu thị mẹ cảm thấy rất lo lắng bởi vì mẹ sợ con bị lạc”. Cách nói này sẽ khiến bé cảm thấy có lỗi và cảm nhận được rõ tình thương của bố mẹ hơn.
Thay vì áp đặt bé phải thế này, phải thế kia thì mẹ hãy khéo léo cho bé tự cảm nhận, đồng cảm để từ đó bé tự rút ra được điều gì nên và không nên.
Hãy để bé đồng cảm và tự thấy có lỗi mẹ nhé (Ảnh: Internet)
Mẹ không nên ép buộc con trẻ trong tất cả mọi việc, bời cách dạy con như thế sẽ khiến bé cảm thấy gò bó, áp lực và ngày trở nên ngang ngược hơn rất nhiều.
Thay vì bắt bé thay đồ ngủ và đánh răng ngay lập tức thì mẹ có thể nói
“Con thích đánh răng trước hay thay đồ ngủ trước?”
Hoặc mẹ có thể cho bé tự lựa chọn trong những việc nhỏ như “Còn muốn đội nón xanh hay nón đỏ?”,....Cách nói này khiến bé cảm thấy được bé được tham gia lên kế hoạch và trách nhiệm với lựa chọn của mình hơn.
Thay vì nói “Tắt tivi đi và học ngay” thì hãy nói “Mẹ muốn con tắt tivi và đi học bài”. Thay vì “Cho bạn mượn đồ chơi” thì hãy nói “ Mẹ muốn con cho bạn mượn đồ chơi”.
Cách nói này rất phù hợp với tâm lý phát triển của trẻ con. Bởi lẽ trẻ con nào cũng muốn mẹ vui nhưng lại ghét bị ra lệnh.
Thay vì quát mắng thì hãy nói nhẹ nhàng cùng con trẻ (Ảnh: Internet)
Khi con trẻ làm sai một việc gì đó, mẹ thường hay hỏi “Sao con lại làm thế”. Nhưng thực ra câu hỏi này đã làm khó bé, đôi khi người lớn còn không hiểu vì sao mình lại làm thế.
Thay vì hỏi như thế mẹ có thể mẹ có thể xem xét độ hiểu biết của con trẻ dựa trên độ tuổi để đặt câu hỏi. Với trẻ con còn nhỏ thì câu hỏi càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Vì dụ “Con có thể kế cho mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra được không? “Con đã thấy gì?” . Những câu hỏi đơn giản sẽ khiến bé dễ trả lời hơn rất nhiều.
Khi đề nghi bé làm một việc gì đó mẹ hãy gọi tên “ Sam, lấy giúp mẹ chiếc cốc”, “Ben, ra ăn cơm con”.
Như vậy, khi được gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thức thúc giục hơn là so với việc gọi chung chung không có chủ ngữ dù lúc đó chỉ có mẹ và bé ở nhà.
Hãy gọi tên bé để tăng sự tập trung và thúc giục trẻ hơn (Ảnh: Internet)
Khi trao đổi với con một vấn đề hay yêu cầu nào đó, mẹ thường dùng câu “Con có hiểu không?” để dò xem bé đã hiểu yêu cầu chưa. Tuy nhiên cách nói này sẽ khiến bé lo lắng, sợ sệt nói hiểu dù chưa hiểu rõ.
Thay vì như vậy, mẹ có thể yêu cầu bé nhắc lại yêu cầu của mình để xác định. Nếu bé không nhắc được nghĩa là yêu cầu của mẹ phức tạp và dài dòng, khó hiểu.
Trên đây là những tips làm mẹ hiện đại, giúp nuôi dạy con tốt hơn mẹ có thể tham khảo nhé.
Xem thêm:
> 4 Tính cách ba mẹ nên rèn luyện cho con trai để trở thành người bản lĩnh
> Cách tăng cường trí tuệ cho trẻ hiệu quả qua những trò chơi đơn giản