Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không?
Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không?

Bất đồng nhóm máu mẹ con chính là hiện tượng máu người mẹ và máu thai nhi không tương thích với nhau. Điều này gây nên hiện tượng máu tán huyết vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy bất động nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé. 

 

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm Triple test là gì? Những điều mẹ cần biết về Triple test

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

 

Bất đồng nhóm máu mẹ con có mấy dạng?

Con người chúng ta có rất nhiều hệ máu nhưng quan trọng nhất là hệ ABO và hệ Rh. Hệ ABO được quy định bởi kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu, và hệ nhóm máu Rh được quy định bởi kháng nguyên D, C, c, E, e. 

Do đó, có 2 dạng bất đồng nhóm máu thường gặp nhất đó là bất đồng nhóm máu ABO và Rh.

  • Bất đồng nhóm máu ABO: Hiện tượng này sẽ thường gặp đối với những người mẹ có nhóm máu O và thai nhi có nhóm A hoặc B. Do ở những người mẹ nhóm máu O, đồng kháng thể 7S-IgG chiếm ưu thế, có khả năng xuyên qua nhau thai. Trong khi, đồng kháng thể 19S-IgM của những bà mẹ có nhóm máu A hoặc B do có kích thước lớn nên không thể qua nhau thai.

  • Bất đồng nhóm máu hệ Rh: Hiện tượng này xảy ra khi mẹ Rh (-) và con Rh(+). Dù rằng bất đồng nhóm máu hệ Rh tuy hiếm gặp nhưng lại gây thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh rất nặng nề.

 

bất đồng nhóm máu mẹ và conẢnh: Internet

 

Bất đồng nhóm máu mẹ có nguy hiểm không?

Có những trường hợp bé sinh ra bị thiếu máu và vàng da là do lượng sắt dự trữ trong máu thấp mà lượng bilirubin trong máu tăng cao. Trường hợp này còn gọi là thiếu máu tán huyết. 

Khi mẹ và bé bất đồng nhóm máu sẽ gây nên thiếu máu tán huyết. Nếu thiếu máu tán huyết nhóm máu ABO có  thể xảy ra ngay từ đứa con thứ nhất với biểu hiện vàng da sáng, xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh, nước tiểu trong, phân vàng. Nếu như tình trạng này được phát hiện và điều trị sớm cho bé thì lượng bilirubin trong máu sẽ nhanh chóng giảm xuống, bilirubin gián tiếp sẽ chuyển sang dạng trực tiếp, đào thải ra ngoài mà không gây hậu quả gì. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị (sau 5 ngày) thì lượng bilirubin gián tiếp tăng cao sẽ vượt qua hàng rào máu não gây nhiễm độc não và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Nếu phát hiện chậm trễ trẻ sẽ có những bất thường và thần kinh như tứ chi duỗi cứng vặn xoắn, tăng trương lực cơ. Việc điều trị lúc này thường không đem lại kết quả tốt, trẻ có nguy cơ tử vong hoặc mang những di chứng thần kinh suốt đời.

 

Ảnh: Internet

 

Thiếu máu tán huyết do bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và con có thể xảy ra từ đứa con đầu tiên nếu lượng kháng thể trong cơ thể mẹ cao, nhưng thường xảy ra ở những lần mang thai sau với mức độ ngày càng nặng. Cũng tương tự như bất đồng nhóm máu ABO, bilirubin gián tiếp trong cơ thể trẻ thường rất cao, dễ gây các di chứng thần kinh. Ở thể nặng, trẻ bị tan máu mạnh từ khi còn trong bụng mẹ, khi sinh ra da trẻ vàng đậm cho thiếu máu, phù toàn thân, suy tim, gan lách to, trẻ thường tử vong sớm sau khi đẻ.

(Theo Vinmec)

 

Xem thêm

3 Thời điểm mẹ không nên xoa bụng bầu

Mẹ bầu giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.