Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Đột quỵ là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và đã cướp đi sinh mang của nhiều người. Tưởng rằng căn bệnh chỉ có thể thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng không, bất cứ độ tuổi nào, giới tính nào đi chăng nữa thì đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
> Triệu chứng đột quỵ não ở nữ có khác với nam giới?
> Hậu sản sau sinh là gì? Cách chữa hậu sản sau sinh mẹ nên biết
Theo nguồn tin cho biết thì bệnh viện Nhi Đồng TP HCM đã tiếp nhận rất nhiều ca bệnh nhi bị đột quỵ. Cụ thể, một bé nhỏ 3 tuổi đã được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người, lơ mơ, đau đầu. Dù rằng trường hợp đột quỵ này hiếm gặp ở trẻ nhưng thực tế vẫn xảy ra và hiện nay càng phổ biến hơn.
Theo chia sẻ của mẹ bé cho biết rằng “Bé đang ở nhà thì bỗng lơ mơ rồi một bên cơ thể không có cảm giác. Mọi người kêu nhưng bé không phản ưngs không biết gì. Bệnh viện tỉnh có cho chụp chiếu nhưng không phát hiện điều gì bất thường, chỉ nghi ngờ con bị viêm màng não. Tôi không tin được bệnh đột quỵ có thể xảy ra cả với tuổi nhỏ”.
Đột quỵ ở trẻ nhỏ hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra (Ảnh: Internet)
Sau khi chụp MRI, kết quả cho thấy rằng bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Các bác sĩ đã thực hiện lấy huyết khối bằng đường động mạch dưới.
“Bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ cũng có những triệu chứng tương tự như ở người lớn. Cụ thể như yếu chân tay, méo miệng, không nói được,....Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì bệnh này nguy hiểm hơn vì dễ chẩn đoán sang bệnh lý khác như viêm màng não. Nếu bỏ lỡ giờ vàng không điều trị kịp thời bệnh nhi có nguy cơ tàn tật cao cũng như có đe dọa đến tính mạng” - Bác sĩ Huỳnh Hữu Danh khoa nội thần kinh bệnh viện Nhi Đồng TPHCM cho biết.
Ngoài ca bệnh của bé nhỏ 3 tuổi thì bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhi khác cũng với bệnh lý đột quỵ. Điển hình như một bé trai 5 tuổi ở Long Khánh - Đồng Nai trong tình trạng co giật đột ngột, méo miệng do nhồi máu não vùng đỉnh trái. Dù được điều trị kịp thời nhưng bé vẫn bị di chứng nhẹ ở chức năng vận động và ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có một ca bệnh với bé trai 12 tuổi ở Tân Bình - TPHCM bất ngờ bị đột quỵ và tử vọng tại lớp khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Việc chẩn đoán đột quỵ ở trẻ sẽ khó hơn đột quỵ ở người lớn (Ảnh: Internet)
Theo như chia sẻ của PGS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bv 115 - Chủ tịch Hội đột quỵ TPHCM cho biết đột quỵ ở trẻ thực sự là một thách thức lớn trong việc chẩn đoán. Thông thường đột quỵ ở trẻ chủ yếu là do bệnh tim bẩm sinh, mạch máu não có vấn đề,...dễ nhầm lẫn với những bệnh như yếu liệt chân tay, viêm màng não, bệnh co giật,...Do đó mà việc theo dõi ca bệnh chặt chẽ thường bị bỏ sót. Bên cạnh đó, nhiều ca bệnh được phát hiện thì đã quá trễ giờ vàng nên việc cứu chữa là vô cùng khó khăn.
Cũng giống như người lớn, giải pháp điều trị đột quỵ ở trẻ là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối thông tắc mạch máu.
Căn bệnh nguy hiểm này khiến nhiều người không khỏi lo lắng, nếu mẹ nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường nào thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán chính, kiểm tra và điều trị kịp thời. Không nên áp dụng những phương pháp dân gian tại nhà, có thể bỏ lỡ giờ vàng gây nhiều khó khăn trong việc điều trị mẹ nhé.
Xem thêm:
> 10 Điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ mẹ cần tránh
> Cách tăng cường trí tuệ cho trẻ hiệu quả qua những trò chơi đơn giản