Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Sau sinh mẹ luôn có rất nhiều nỗi lo, trong đó vấn đề về hậu sản cũng là một trong nỗi lo lắng của nhiều người. Vậy bệnh hậu sản có những dấu hiệu như thế nào? Bệnh hậu sản sau sinh có nguy hiểm không và cách chữa hậu sản sau sinh như thế nào? Để giải đáp hết những thắc mắc này mẹ hãy cùng Làm Mẹ tìm hiểu mẹ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Hậu sản sẽ được tính là giai đoạn từ 6 tuần kể từ ngày sinh con. Vậy nên, bất kỳ ai cũng sẽ trải qua thời kỳ hậu sản này nên giai đoạn này đối với những mẹ sau sinh thực sự rất quan trọng. Đặc biệt, ở giai đoạn này mẹ cần phải được chăm sóc đặc biệt để tránh các bệnh hậu sản thường gặp.
Trong giai đoạn mới sinh con, các mẹ sẽ thường gặp các vấn đề sức khỏe cũng như tinh thần ví dụ như rụng nhiều tóc, sản dịch ra nhiều, mắc bệnh táo bón, trầm cảm sau sinh, nhiễm trùng hậu sản,...
Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 15 -20% phụ nữ mắc các chứng bệnh hậu sản sau sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh này như:
Rụng tóc quá nhiều.
Cơ thể suy nhược, không có sức sống
Thường xuyên lo lắng, cáu gắt
Có những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm…
Đường tiết niệu có vấn đề: tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu đục và hôi.
Thường xuyên bị đau đầu
Bị suy sụp tinh thần
Hậu sản sau sinh là một trong những tình trạng dễ gặp ở sản phụ (Ảnh: Internet)
Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và tình trạng này có nguy cơ xảy ra cao nhất là trong vòng 24h sau sinh. Tình trạng băng huyết sau sinh có thể gây tử vong ở sản phụ.
Nguyên nhân của tình trạng băng huyết sau sinh đó chính là quá trình đẻ kéo dài, mẹ gặp những vấn đề về nhau thai, tử cung bị dị dạng hoặc có sẹo.
Khi sản phụ có những triệu chứng như chảy máu nhiều sau sinh, xây xẩm, mạch đập nhanh, huyết áp hạ, choáng váng, chân tay lạnh toát,...thì hãy tìm ngay bác sĩ để kịp thời kiểm tra và theo dõi điều trị để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nguy cơ tử vong của tình trạng băng huyết sau sinh là rất cao.
Thông thường, sản phụ sẽ ra nhiều sản dịch sau sinh và kéo dài từ 2-3 tuần. Những có nếu tình trạng sản dịch này kéo dài liên tục và quá 30 ngày chưa hết thì có thể mẹ đã bị bế sản dịch.
Những triệu chứng của tình trạng này đó chính là sản dịch ra kèm theo mủ, mùi hôi, mẹ bị đau bụng và sốt, một số trường hợp sẽ kèm theo máu. Khi gặp tình trạng này mẹ cần gặp ngay bác sĩ không được tự ý chữa trị. Phương pháp điều trị của bệnh này thường thấy đó chính là nong cổ tử cung, hút dịch tử hoặc mẹ sẽ được cho dùng thuốc kích thích co bóp tử cung,...
Đây chính là tình trạng nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mẹ trong quá trình sinh đẻ. Những sản phụ mắc bệnh này sẽ thường có triệu chứng sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, có mủ tại chỗ viêm, đau sưng, sản dịch có mùi hôi,...Thậm chí nhiều trường hợp nặng hơn sẽ hạ bị hạ huyết áp, choáng váng, kém ăn,...
Cách chữa trị này bác sĩ sẽ thường cho mẹ dùng thuốc kháng sinh hoặc tiến hành phẫu thuật. Nếu chẳng may mắc bệnh này thì mẹ nên đến ngay bệnh viện nhé, vì để bệnh tình kéo dài sẽ có nguy cơ cắt bỏ tử cung, 2 phần phụ và có thể nguy cơ đến tính mạng của mẹ.
Hậu sản sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến mẹ tử vong (Ảnh: Internet)
Dù rằng đây là một bệnh hậu sản sau sinh hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra. Bênh này xảy ra thông thường là sau 48h sau sinh nhưng cũng có lúc muộn hơn là đến 6 tuần sau sinh, do đó mẹ cần phải lưu ý nhé.
Triệu chứng của bệnh này đó chính là tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đạm niệu, đau thương vị, tiểu ít, tăng cân nhanh,....Để chữa trị bệnh này, mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng magie sulfat trong vòng 24h, đồng thời được đo và kiểm tra huyết áp thường xuyên, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi tình trạng. Vậy nên, nếu có những triệu chứng bất thường trên mẹ nên đến ngay bệnh viện nhé.
5. Đau tầng sinh môn hậu sản
Tình trạng này sẽ thường gặp ở những sản phụ sinh thường qua đường âm đạo, mẹ sẽ bị đau tầng sinh môn hậu sản. Bởi trong quá trình rặn đẻ, tầng sinh môn bị giãn nở, thậm chí có thể bị rách hoặc bác sĩ phải rạch để cho bé có thể ra ngoài dễ dàng.
Để giảm đau tầng sinh môn mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Chườm đá
Sử dụng các thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen đúng theo toa của bác sĩ.
Dùng thuốc xịt gây tê
Xịt nước ấm sau khi đi tiểu xong và lau khô bằng khăn mềm
Tắm bằng nước ấm, tránh vận động mạnh, thay băng vệ sinh thường xuyên.
Tình trạng tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể bị viêm tuyến vú ở mẹ sau sinh. Biểu hiện của tình trạng này đó chính là mẹ bị tức ngực, vú bị sưng đỏ, nếu tình trạng nặng hơn có thể bị sốt và ớn lạnh.
Cách chữa hậu sản sinh đối với trường hợp này đó chính là sử dụng các phương pháp dân gian nhưng dù lá lô hội, giấm táo bắp cải,...để đắp lên chỗ vú bị sưng. Ngoài ra mẹ có thể massage nhẹ nhàng vú và chườm nóng hoặc chườm lạnh, dùng dụ cụ để hút hết sữa ra ngoài,...Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Ngoài những tình trạng trên mẹ cũng có thể mắc các bệnh hậu sau sinh như: táo bón, trĩ, trầm cảm sau sinh, tiểu tiện không tự chủ,...Để tốt nhất mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có thể kiểm tra và chẩn đoán chính xác cũng như có những phương pháp điều trị tốt nhất mẹ nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho mẹ nhất là những mẹ vừa mới sinh con.
Xem thêm: