Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, từng tuần là một hành trình kỳ diệu, đánh dấu sự phát triển vô cùng quan trọng của em bé. Khi mẹ mang thai tuần 11, là giai đoạn sự sống nảy nở bên trong bắt đầu thể hiện rõ ràng. Trong bài viết này, cùng Góc Làm Mẹ khám phá sự phát triển của bé và những biến đổi quan trọng trên cơ thể của mẹ bầu nhé. 

Điểm nổi bật khi mang thai tuần 11

Cảm nhận được bé đạp: Bé bắt đầu lộn nhào và duỗi người, nếu lần đầu mang thai, mẹ sẽ khó cảm nhận được điều này. Tuy nhiên, mẹ sẽ cảm nhận rõ những cú đạp của bé từ khoảng 16 tuần mang thai trở đi. 

Mẹ có thể theo dõi sự phát triển của bụng bầu bằng cách ghi lại bụng dần to lên mỗi tuần. Có thể sử dụng ảnh để theo dõi sự thay đổi, chụp ảnh tự sướng hoặc nhờ người thân chụp ảnh.

Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?

Ảnh: Internet

Mang thai tuần 11: Thai nhi phát triển ra sao?

Ngón tay và ngón chân nhỏ của bé đã mất màng bọc, trở nên rõ ràng và dài hơn. Đây là phần quan trọng trong phát triển xương và cơ bắp của em bé.

Khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên, tất cả các cơ quan quan trọng của bé đã hình thành và nhiều cơ quan đã bắt đầu hoạt động. Gan đang sản xuất hồng cầu, thận đang tạo nước tiểu, và tuyến tụy bắt đầu sản xuất insulin. Bốn buồng tim của bé đã phát triển đầy đủ và tim bé đang hoạt động, với nhịp đập nhẹ nhàng.

Đến cuối tuần 11, bộ phận sinh dục của bé sẽ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, các cơ quan sinh dục bên ngoài như dương vật và bìu ở bé trai, âm vật và môi âm hộ ở bé gái, không bắt đầu khác biệt với nhau cho đến khoảng 11 tuần. Thậm chí sau đó, mẹ cũng có thể mất thêm vài tuần nữa để dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa bé trai và bé gái trên siêu âm.

Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?

Ảnh: Internet

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 11

  • Xuất hiện những triệu chứng táo bón, chướng bụng: Do thay đổi nội tiết tố, khuyến ngh mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn chất xơ và tập thể dục.

  • Chứng ợ nóng: Tránh nằm xuống sau khi ăn, giảm ăn thức ăn nặng và cay để giảm triệu chứng ợ nóng.

  • Cảm xúc mâu thuẫn: Hãy quan tâm chăm sóc bản thân, ưu tiên nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh và chia sẻ cảm xúc với người tin tưởng.

  • Mệt mỏi: Kiên nhẫn, duy trì sức khỏe bằng cách ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giảm công việc không cần thiết.

  • Tiết dịch âm đạo: Thay đổi do nồng độ estrogen, lưu ý mùi và màu sắc, liên hệ với bác sĩ nếu có vấn đề đáng chú ý. 

  • Nghén ăn: Thèm ăn và có những triệu chứng khó chịu khi ngửi mùi của một vài loại thức ăn, điều này có thể thay đổi theo thời gian, hãy lắng nghe cơ thể.

  • Nhức đầu: Tập thể dục, hạn chế sử dụng thuốc và có thể thăm khám bác sĩ nếu cảm thấy không ổn.

Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?

Ảnh: Internet

Vào tuần thai này mẹ nên bổ sung canxi để xương, răng, dây thần kinh và cơ bắp chắc khỏe. Ngoài ra, lượng canxi đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc một số biến chứng nghiêm trọng khi mang thai. Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 1000mg canxi mỗi ngày.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho mẹ!

Xem thêm:

Tìm hiểu chi tiết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Mang thai tuần 10 có gì đặc biệt mà mẹ chưa biết?

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 12 mẹ sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên
Mang thai tuần 12 mẹ sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên
Trong quá trình mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều cảm xúc đan xen. Thai 12 tuần chính là cột mốc sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên.
Tìm hiểu chi tiết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Tìm hiểu chi tiết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Hành trình thai nghén xuyên suốt 9 tháng 10 ngày sẽ mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm mới lạ và học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới. Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu.
Những điều mẹ bầu chớ bỏ qua khi mang thai tuần 2
Những điều mẹ bầu chớ bỏ qua khi mang thai tuần 2
Đối với những mẹ bầu “tập đầu”, khi mang thai tuần 2 cơ thể đã có một số thay đổi nhất định để chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi.
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần đầu tiên
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần đầu tiên
Thông thường nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mình đã mang thai tuần đầu tiên của thai kỳ bởi không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự phát triển về hình dạng và kích thước của thai nhi.
05 Điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần 8
05 Điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần 8
Mẹ bầu cần lưu ý những gì để cho thai nhi phát triển tốt khi mang thai tuần 8? Hãy cùng Góc Làm Mẹ khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.
Những loại thực phẩm vàng mẹ bầu nên ăn khi mang thai tuần 7
Những loại thực phẩm vàng mẹ bầu nên ăn khi mang thai tuần 7
Mang thai tuần 7 nằm trong giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ nhất, giai đoạn này thai nhi còn rất yếu nên mẹ bầu không nên chủ quan, nhất là vấn đề ăn uống hàng ngày.