Có nên ăn bánh mì chấm sữa không?
Có nên ăn bánh mì chấm sữa không?

Bánh mì chấm sữa là một trong những món ăn được rất nhiều người yêu thích và là bữa sáng phổ biến của nhiều người Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, món ăn này có phải là một món ăn tốt cho bữa sáng và bạn nên sử dụng thường xuyên? Hãy cùng Làm Mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 

Có thể bạn quan tâm:

4 Loại thực phẩm kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ

Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ?

 

Ăn sáng với bánh mì chấm sữa đặc có nên không?

Bánh mì chấm sữa là một trong những món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên dùng hàng ngày. Theo tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa tư vấn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết thì trong bánh mì có hàm lượng tinh bột lớn, đồng thời trong sữa đặc lại chứa nhiều đường. Do đó, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra nhiều năng lượng.

Nếu ăn bánh mì chấm sữa quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến cho bạn dễ bị tăng cân, béo phì. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, tim mạch,...

Món bánh mì chấm sữa là món ăn sáng dễ làm, tiện ích nên nhiều người thường dùng vôi để đi làm. Tuy nhiên bữa sáng là rất quan trọng nên bạn cần phải thay đổi thói quen cũng như thay bánh mì chấm sữa bằng những món ăn bổ dưỡng hơn, nhiều đạm và vitamin để có một ngày lao động hiệu quả. 

 

có nên ăn bánh mì chấm sữa?

Bánh mì chấm sữa chứa nhiều năng lượng và có nguy cơ khiến bạn bép phì (Ảnh: Internet)

 

Ai không nên ăn bánh mì chấm sữa?

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho biết rằng những người hay ngọt thì nên bỏ thói quen dùng bánh mì với sữa đặc. Bởi vì sữa đặc chứa nhiều chất béo, đường nên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ để lại những hệ lụy khác đối với sức khỏe.

Với những người trưởng thành  thì chỉ nên ăn món này từ 1-2 lần trong 1 tuần. Đồng thời khi ăn cần phải cân đối hợp lí không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn món ăn này cũng như là uống sữa đặc có đường, thay vào đó hãy cho bé dùng những món ăn khác, thay đổi đa dạng các thực phẩm bổ dưỡng trong tự nhiên.

Phụ nữ mang thai cũng hạn chế ăn món ăn này vì có thể khiến thể trọng của mẹ tăng quá mức, dễ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường thai kỳ,...Hơn nữa, sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. 

Người thừa cân hoặc bị bệnh tiểu đường thì hạn chế ăn bánh mì chấm sữa hoặc không nên ăn sẽ tốt hơn. 

Đặc biệt, theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho biết thì bạn không nên ăn bánh mì chấm sữa vào buổi tối. Vì 2 thực phẩm này sẽ có nhiều năng lượng mà buổi tối bạn sẽ ít hoạt động hơn nên nếu ăn nhiều vào buổi tối sẽ dễ bị béo phì.

 

Xem thêm:

Triệu chứng đột quỵ não ở nữ giới có khác nam giới?

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.