THỰC HƯ NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN TƯƠNG TRUYỀN LÀ TỐT CHO BÉ
THỰC HƯ NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN TƯƠNG TRUYỀN LÀ TỐT CHO BÉ

Bé sơ sinh được rơ miệng bằng mật ong, bé được cạo tóc máu, cắt lông mi để lông tóc mọc đẹp hơn… Các kinh nghiệm dân gian này có thật sự tốt hay không?

 

Quan niệm về cắt tóc máu

Nhiều người lớn cho rằng việc thường xuyên cắt tóc máu sẽ kích thích tóc bé mọc nhanh và đen hơn. Sự thật là tóc có thể mọc nhiều hơn nhưng đen hơn thì không, vì màu tóc là di truyền từ cha mẹ. Ngoài ra, việc cắt tóc máu nhiều lần có thể khiến bé bị lạnh thóp. Hơn nữa, da đầu em bé rất mỏng, việc cắt tóc nếu không cẩn thận có thể gây trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

 

Dùng mật ong cho bé

Theo cách làm “cổ truyền”, người lớn thường dùng mật ong vệ sinh khoang miệng cho bé để chống nấm (hay còn gọi là “tưa”). Tuy nhiên sự thật là, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì hoàn toàn không nên dùng mật ong cho bé vì trong mật ong có chứa vi khuẩn clostridium có thể gây ngộ độc hay dị ứng ở trẻ nhỏ. Ngay cả khi mật ong đã được nấu kỹ hay tiệt trùng cũng không thể loại bỏ được loại vi khuẩn này.

 

Thoa phấn rôm sau khi tắm

 

 

Sau khi tắm xong cho bé, nhiều cha mẹ có thói quen thoa phấn rôm vào những nếp gấp trên cơ thể như cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên cách làm này không phải lúc nào cũng tốt cho bé. Nếu những vùng da này chưa được lau khô hẳn, phấn sẽ dễ bị bết và dính lại ở đó, khiến da không “thở” được. Ngoài ra, nếu thoa phấn rôm cho bé trong mùa hè, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ bít lỗ chân lông, gây nên hiện tượng dị ứng hoặc dân gian vẫn gọi là “hăm”.

 

Quấn bé quá chặt

Ngay khi em bé vừa được sinh ra, nhiều bà mẹ thường dùng vải, chăn quấn chặt tay chân và quanh người bé vì sợ bé giật mình hay khi lớn lên chân bị vòng kiềng… Thực ra cách làm này rất phi khoa học. Những lớp vải quấn chặt sẽ khiến em bé không được tự do hoạt động, hít thở khó hơn, đồng thời còn cản trở quá trình trao đổi chất của da và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thần kinh.

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.