Muốn bé thay răng đều và đẹp, mẹ nên chú ý điều gì?
Muốn bé thay răng đều và đẹp, mẹ nên chú ý điều gì?

Răng đẹp sẽ làm tăng độ tự tin cho chính bản thân mình. Vậy nên, từ khi bước vào giai đoạn thay răng sữa, bố mẹ nên chú ý chăm sóc và hướng dẫn con chăm sóc răng miệng thật tốt, để bé có một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp nhé. Vậy, muốn bé thay răng đều và đẹp thì bố mẹ nên chú ý điều gì? Cùng tham khảo trong bài viết này với Góc Làm Mẹ.

Xem thêm:

Sai lầm khi giặt quần áo cho bé 90% mẹ thường mắc phải

Trẻ bao nhiêu tuổi thì thay răng sữa?

Theo sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, thì khi bé được từ 5-6 tuổi sẽ là giai đoạn thay răng. Lúc này những chiếc răng sữa của con sẽ dần dần được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. 

Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa có thể diễn ra chậm hơn ở một vài đứa trẻ, có thể khi bé được 7-8 tuổi mới thay răng. Đây là một điều bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, sự chậm trễ này có thể là do cơ địa hoặc là do sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Tốt nhất, bố mẹ hay đưa bé đi khám, để kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện và an tâm hơn nhé. 

Muốn bé thay răng đều và đẹp, mẹ nên chú ý điều gì?

Trẻ bao nhiêu tuổi thì thay răng sữa? (Ảnh: Sưu tầm)

Làm sao để bé thay răng sữa đều và đẹp?

Ghi nhớ lịch thay răng của bé

Việc ghi nhớ lịch thay răng của bé, sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị kiến thức và hướng dẫn con chăm sóc răng của mình đúng cách trong quá trình thay răng.

Lịch thay răng sữa của bé thông thường sẽ là:

  • Khi bé từ 6 – 7 tuổi: Sẽ bắt đầu thay 2 răng cửa giữa hàm dưới, rồi đến 2 răng cửa giữa hàm trên.

  • Khi bé từ 7 – 8 tuổi: Sẽ bắt đầu thay 2 răng cửa bên hàm trên, rồi đến 2 răng cửa bên hàm dưới.

  • Khi bé từ 9 – 11 tuổi: Sẽ bắt đầu thay 2 răng hàm trên thứ nhất, rồi đến  2 răng hàm dưới thứ nhất.

  • Khi bé từ 9 – 12 tuổi: Sẽ bắt đầu thay 2 răng nanh hàm dưới.

  • Khi bé từ 10 – 12 tuổi: Sẽ bắt đầu thay 2 răng nanh hàm trên, rồi đến 2 răng hàm dưới thứ hai và sau đó thay 2 răng hàm trên thứ hai.

Không cố gắng nhổ răng sữa của bé, khi răng chưa sẵn sàng rụng

Khi răng chưa “mùi”, lung lay chưa đủ thì không nên cố gắng nhổ răng cho bé. Bởi vì việc làm này có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen hàng với các răng sữa khác, đồng thời sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch. 

Bên cạnh đó, nếu như mổ răng sữa cho bé quá muộn cũng sẽ dẫn đến tình trạng trên. Tốt nhất, bố mẹ canh thời điểm thích hợp, thời điểm răng đủ độ lung lay và sẵn sàng rụng để nhổ cho bé. Điều này sẽ giúp bé có hàm răng đều và đẹp hơn. 

Nhắc nhở con chăm sóc răng miệng đúng cách

Đừng quên nhắc nhớ bé đánh răng mỗi ngày 2 lần. Chăm sóc răng miệng đúng cách và đều đặn sẽ giúp răng con được trắng sáng, sạch sẽ, hạn chế các bệnh về răng miệng, răng thay xong sẽ trở nên chắc khỏe và không bị sâu. 

Muốn bé thay răng đều và đẹp, mẹ nên chú ý điều gì?

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ hạn chế sâu răng (Ảnh: Sưu tầm)

Chọn mua bàn chải đánh răng phù hợp cho bé

Cơ thể trẻ con luôn trong quá trình phát triển, nên thường sẽ non nớt và nhạy cảm hơn người trưởng thành. Chính vì thế, việc chọn lựa những sản phẩm chăm sóc răng miệng cho bé cũng cần được quan tâm. Bố mẹ nên chọn cho bé loại bàn chải đánh răng với lông mềm, kích thước nhỏ,...để thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng của bé. 

Bàn chải lông mềm vừa giúp làm sạch mảng bám vừa không gây tổn thương cho nướu và răng bé. 

Quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng, trong việc bảo vệ răng miệng cho bé. Trẻ con thường rất thích ăn đồ ngọt như kẹo bánh, nên bố mẹ hãy quan tâm đến bé, nhắc nhở bé hạn chế dùng các loại thức ăn này, vì sẽ dễ khiến bé bị sâu răng. Đồng thời, nên nhắc nhở bé thường xuyên đánh răng nhé. 

Một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp sẽ giúp bé có một nụ cười tự tin và tỏa sáng. Do đó, ngay từ khi còn bé, bố mẹ hãy dạy con cách chăm sóc răng miệng mình thật tốt nhé. Trên đây là những thông tin cần biết về các làm sao để bé thay răng được đều đẹp mà bố mẹ có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích dành cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

Kẹo 'hơi thở rồng' khiến nhiều trẻ Indonesia bị bỏng dạ dày

Các phương pháp bạn nên tập cho con nếu con bị CẬN THỊ

Bài viết liên quan
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất, dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất, dinh dưỡng
rẻ 8 tháng tuổi đã trở nên tinh nghịch, hiếu động hơn, cũng như thay đổi nhu cầu về dinh dưỡng, giấc ngủ. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi.
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu trở nên tò mò với thế giới bên ngoài, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện.
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Trong hành trình phát triển sớm của trẻ nhỏ, khả năng nhớ ghi khuôn mặt và đồ vật chơi một vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn biết lúc nào bé bắt đầu nhớ những điều này và cách chúng phát triển qua thời gian.
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Vì vậy, “bé 7 tháng ăn dặm như thế nào?”, hãy cùng tham khảo một số lời khuyên giúp mẹ có thể xây dựng chế độ ăn dặm lành mạnh cho bé.
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi có cần thiết không và cần tiêm những loại vắc-xin nào? Nếu mẹ chưa biết có thể tham khảo bài viết này cùng với Góc Làm Mẹ. 
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Để hỗ trợ sự phát triển cân nặng và chiều cao phù hợp cho trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần có kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của bé và đảm bảo rằng bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.