Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện?
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện?

Hóng chuyện là một trong những hoạt động thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là một trong những biểu hiện bình thường, hoàn toàn tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Đôi lúc bạn sẽ thấy trẻ hóng hớt, miệng bập bẹ, môi mấp máy phát ra âm thanh gì đó, không rõ ràng. Vậy, trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé. 

Nhận biết trẻ sơ sinh hóng chuyện bằng cách nào?

Nếu bạn thường hay để ý, quan sát bé sẽ thấy rằng khi con bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu chăm chú lắng nghe, theo dõi và quan sát những hoạt động xung quanh của mọi người. 

Một số biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh đang hóng chuyện đó là trẻ có những biểu cảm như đang tò mò, háo hức hoặc miệng bắt đầu bập bẹ, mấp môi như muốn nói điều gì đó,....

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện?

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh hóng chuyện? (Ảnh: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện

Thực tế chưa có một số liệu cụ thể nào chứng minh rằng trẻ sơ sinh bắt đầu hóng chuyện ở một cột mốc tháng nhất định. Có nhiều bé sẽ hóng chuyện sớm và ngược lại, điều này tùy thuộc quá trình phát triển của con, dựa vào thể chất và tinh thần, trí tuệ của bé. 

Tuy nhiên, thông thường khi trẻ bắt đầu được 4-5 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu hóng chuyện, thích chú ý lắng nghe và quan sát những điều xung quanh. Dù rằng, trong giai đoạn này trẻ chưa thực sự hiểu được những gì mà người lớn nói cũng như những sự việc xung quanh đang xảy ra. Mà cách ê a, bập bẹ phát ra âm thanh của trẻ chỉ là một hành động tự nhiên, phản ứng theo những diễn biến xung quanh bé.

Khi bé được 6 tháng tuổi sẽ cố lặp lại âm thanh mà bé nghe được và đến khi được 12 tháng tuổi sẽ biết hóng chuyện mỗi ngày và nhìn theo mỗi khi ai đó gọi tên bé hoặc bắt đầu tập nói baba mama.

Những cách dạy bé sơ sinh hóng chuyện bố mẹ có thể áp dụng

Thường xuyên trò chuyện với con

Nhiều nghiên cứu chỉ ra thường xuyên trò chuyện với bé không chỉ giúp bé phát triển về trí tuệ mà còn về cảm xúc. Ngay từ khi còn trong bụng  mẹ từ tuần thai thứ 27-29, bé đã có thể lắng nghe những âm thanh từ ba mẹ. 

Một đứa trẻ có khả năng hoạt ngôn của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều với sự giao tiếp giữa bố mẹ và bé. Việc bố mẹ nói chuyện với con mỗi ngày có thể giúp bé cải thiện vốn từ, khả năng giao tiếp cũng như thể hiện được mong muốn, ý kiến, quan điểm của mình sau này. 

Đọc sách cho con nghe

Đọc sách cho trẻ nghe cũng là cách dạy bé hóng chuyện hiệu quả. Bên cạnh đó, đọc sách còn là cách để mẹ và bé cùng thư giãn, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay, những mẩu chuyện ý nghĩa.

Lắng nghe con nói và lặp lại những âm thanh của bé

Khi bé bắt đầu biết hóng chuyện và bập bẹ những âm thanh đơn giản, thì bố mẹ nên dành thời gian, lắng nghe và lặp lại theo những âm thanh của bé. Đồng thời bố mẹ cũng thể dùng ánh mắt để giao tiếp với con, lúc này bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.

Hát cho con nghe

Ngoài những cách làm trên, bố mẹ cũng có thể vừa trò chuyện vừa hát cho bé nghe những bài hát ngắn, câu từ đơn giản.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện. Mẹ có thể tham khảo để có cách dạy bé hóng chuyện hiệu quả hơn nhé. 

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.