Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Siêu âm là một trong những phương pháp kiểm tra thai không thể thiếu đối với mẹ bầu. Một trong những phương pháp siêu âm hiện đại và được nhiều người chọn lựa hiện nay đó là siêu âm 4D. Vậy siêu âm 4D là gì? Khi nào mẹ bầu nên siêu âm 4D? Hãy cùng hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Tham khảo thêm:
Siêu âm 4D hay còn gọi là siêu âm 4 chiều, là một trong những phương pháp hiện đại hiện nay. Siêu âm 4D là phương pháp siêu âm giúp bạn có thể nhìn thấy rõ hình ảnh của bé trong bụng mẹ hơn. Siêu âm 4D sử dụng sóng âm để tạo ra các hình ảnh chuyển động với mục đích tái tạo hình ảnh chân thật, rõ nét, tạo hiệu ứng như khi đang xem một đoạn video trực tiếp.
Siêu âm 4D sẽ cho hình ảnh rõ nét hơn (Ảnh: Internet)
Hình ảnh rõ nét: Phương pháp siêu âm 4D giúp mẹ có thể dễ dàng quan sát được bé yêu hơn, hình ảnh thai nhi sẽ rõ nét hơn. Mẹ có thể nhìn thấy được những hành động của bé như: mỉm cười, mút tay,...
Chẩn đoán chính xác: Với phương pháp này bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán cũng như theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nhiều dòng máy siêu âm 4D hiện đại ngày nay có thể xem cấu trúc xương, siêu âm thần kinh, não bộ, tim,…
Ưu điểm của siêu âm 4D là gì? (Ảnh: Internet)
Khi thai kì bước vào giai đoạn từ 12 đến 14 tuần, mẹ nên đến bệnh viện để thực hiện siêu âm 4D. Vì đây là khoản thời gian quan trọng, cũng như lúc này hình thái của thai nhi bắt đầu hình thành rõ ràng.
Bên cạnh đó, siêu âm 4D vào thời điểm thai này đóng vai trò như công cụ sàng lọc trước sinh giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu thai nhi có bất ổn gì không, có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không.
Khi thai nhi bước vào giai đoạn 20-24 tuần, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện các bộ phận cũng như nội tạng trong cơ thể. Siêu âm 4D lúc này, sẽ giúp các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện được những dị tật thai như: dị tật về thần kinh, hở hàm ếch, dị tật phổi, tim, lồng ngực, tắc ruột, teo thực quản,…
Khi mẹ bầu mang thai được 30-32 tuần thì cần thực hiện siêu âm 4D. Vì đây là cột mốc quan trọng để bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá tình trạng nhau thai, nước ối, cũng như phát hiện được một số căn bệnh muộn ở em bé (nếu có) như phù nhau thai, cấu trúc não,…
Mang thai là một trong những hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy khó khăn với mẹ. Tuy nhiên, để bé được chào đời bình an và khỏe mạnh, mẹ nên thường xuyên khám thai, siêu âm cũng như thực hiện thăm khám sức khỏe, thai nhi đúng với lịch hẹn của bác sĩ mẹ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
TOP 4 loại cá tốt cho mẹ sau sinh và bé
Thi HuynhDùng cồn xoa bóp hạ sốt cho bé liệu có an toàn?
Thi Huynh3 Cách bảo quản túi da đẹp như mới mua
Thi HuynhGợi ý 4 món quà Quốc tế Thiếu nhi 1/6 cho bé
Thi Huynh