5 Lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ
5 Lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ

Lần đầu cho bé ăn dặm chắc sẽ khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bối rối vì không biết khi nào là thời điểm phù hợp để bé bắt đầu ăn dặm và trong những lần đầu ăn dặm thì cần lưu ý những gì về sức khỏe của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý trong những lần đầu ăn dặm của bé dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:

5 Thực phẩm giúp bé sinh ra có chỉ số IQ cao mẹ bầu nên ăn

Bé mấy tháng thì ăn được sữa chua?

Ăn nhạt

Thận của bé vẫn con non yếu, chưa đủ trưởng thành để xử lý với lượng muối quá nhiều. Có nghĩa là nếu mẹ cho thêm muối vào thức ăn của bé, có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất khi nấu thức ăn dặm cho bé, mẹ chỉ nên cho bé ăn nhạt hoặc thêm một ít muối để hỗ trợ tiêu hóa thôi nhé.

Không so sánh

Người lớn thường có thói quen so sánh giữa những đứa trẻ với nhau, giữa con mình với con người ta trên tất cả mọi phương diện, việc ăn dặm của bé cũng vậy. Miễn là bé vẫn phát triển theo chuẩn bình thường, vận động tốt  thì mẹ cứ yên tâm nhé, đừng so sánh khả năng của con với những đứa trẻ khác. 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ

Mẹ không nên so sánh bé với những đứa trẻ khác (Ảnh: Internet)

Ngồi một chỗ để bé ăn

Mẹ hãy sử dụng ghế ăn chuyên dụng trong thời gian bé ăn dăm. Với ghế ăn dặm bé sẽ rèn luyện được thói quen tốt, bố mẹ cũng sẽ đỡ cực hơn mỗi khi đến bữa ăn dặm của bé. Mẹ có thể tìm mua ghế ăn dặm trên các trang thương mại điện tử, hoặc vào những cửa hàng bán các đồ dùng cho mẹ và bé.

Cả nhà cùng vui

Trẻ con thì luôn thích được khen, do đó những lời khen ngợi của bố mẹ sẽ khiến bé thích thú, trở nên ngoan ngoãn hơn rất nhiều. Mẹ có thể áp dụng các khen bé trong quá trình cho con ăn dặm để hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ. Hơn nữa, nếu mẹ tìm cách chế biến mới ăn với những kiểu trang trí lạ, đẹp mắt,...sẽ khiến bé thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Mẹ ăn khỏe, mẹ đỡ mệt, cả nhà cùng vui. 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ

Khen ngợi trẻ sẽ giúp bé ngoan ngoãn hơn, ăn khỏe hơn  (Ảnh: Internet)

Không nên ép bé

Ép bé ăn là một trong những thói quen không tốt, mẹ nên bỏ. Bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ tự quyết định, mẹ có thể nhiều các nhẹ nhàng để dụ bé ăn thêm một ít, nhưng tuyệt đối không ép con. Trong những giai đoạn bé biếng ăn, mẹ có thể đối món, chế biến thức ăn với màu sắc, trang trí đẹp hơn để thu hút bé. 

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn, nhất là trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để cập nhật những cách chăm sóc bé hiệu quả nhé. 

Xem thêm:

Trẻ trên 1 tháng tuổi cần bổ sung vitamin gì?

[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ

Bài viết liên quan
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất, dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi về thể chất, dinh dưỡng
rẻ 8 tháng tuổi đã trở nên tinh nghịch, hiếu động hơn, cũng như thay đổi nhu cầu về dinh dưỡng, giấc ngủ. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi.
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Khám phá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện
Bé 7 tháng tuổi đã bắt đầu trở nên tò mò với thế giới bên ngoài, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi toàn diện.
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?
Trong hành trình phát triển sớm của trẻ nhỏ, khả năng nhớ ghi khuôn mặt và đồ vật chơi một vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn biết lúc nào bé bắt đầu nhớ những điều này và cách chúng phát triển qua thời gian.
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Vì vậy, “bé 7 tháng ăn dặm như thế nào?”, hãy cùng tham khảo một số lời khuyên giúp mẹ có thể xây dựng chế độ ăn dặm lành mạnh cho bé.
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi cần tiêm những gì?
Tiêm phòng cho trẻ từ 11-18 tuổi có cần thiết không và cần tiêm những loại vắc-xin nào? Nếu mẹ chưa biết có thể tham khảo bài viết này cùng với Góc Làm Mẹ. 
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi
Để hỗ trợ sự phát triển cân nặng và chiều cao phù hợp cho trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần có kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của bé và đảm bảo rằng bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.