Phòng bệnh lúc giao mùa cho trẻ mẹ đã biết chưa?
Phòng bệnh lúc giao mùa cho trẻ mẹ đã biết chưa?

Thời điểm giao mùa là một trong những khoảng thời gian dễ khiến bé của của bạn bị bệnh. Vào giao mùa thời tiết sẽ thay đổi nền bé dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt ban, sốt xuất huyết, bệnh thủy đậu,...Vậy nên, trong bài viết này sẽ bật mí cho mẹ cách phòng bệnh lúc giao mùa cho trẻ,  mẹ có thể tham khảo.

 

Có thể bạn quan tâm:

[Infographic] - 5 Nguyên nhân khiến bé khó ngủ vào ban đêm mẹ cần biết!

Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ý

 

Cảm cúm

Biểu hiện

Khi thời tiết, cơ thể bé sẽ không thể nhanh chóng thích nghi với điều kiện thời tiết mới nên bé sẽ dễ bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Đây là những biểu hiện của cảm cúm. Cảm cúm dù không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu thì hậu quả cũng rất khó lường.

Cách phòng tránh

- Mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, Đối với những em bé mới sinh mẹ nên ủ ấm, quấn khăn đúng cách cho bé. Chú ý một số vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu,...

- Hạn chế cho bé tiếp xúc với đám đông, nhiều người nhất là những người có biểu hiện cảm cúm..

- Cho bé uống nước ấm và không nên cho bé dùng nhiều đồ lạnh, uống lạnh. 

- Bổ sung và tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để bé có đủ sức để kháng, cơ thể khỏe mạnh.

cám cúm ở trẻẢnh: Internet

 

Viêm đường hô hấp

Biểu hiện

Khi thời tiết thay đổi, vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể bé, phá vỡ sức đề kháng non yếu của trẻ nhất là hệ hô hấp của con cũng dễ bị ảnh hưởng xấu. 

Biểu hiện của bệnh này đó là trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ...

Cách phòng tránh:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người. 

  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường. 

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

Viêm đường hô hấp ở trẻẢnh: internet

 

Sốt xuất huyết

Biểu hiện

Biểu hiện của bệnh này đó chính là  bé có thể sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu... 

Cách phòng tránh

  •  Mẹ nên mặc quần áo  dài tay cho bé để tránh bị muỗi đốt 

  • Cho bé ngủ màn dù ban ngay hay ban đêm

  • Thoa thuốc chống muỗi, hạn chế để bé chơi gần những khu vực ẩm thấp, nhiều muỗi và vi khuẩn

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sàn nhà,...để hạn chế côn trùng, vi khuẩn phát triển.

sốt xuất huyết ở trẻẢnh: Internet

 

Bênh thủy đậu

Biểu hiện

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra.  Bệnh chỉ có biểu hiện sau từ 10 - 21 ngày từ khi nhiễm vi rút. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, bé con sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ... sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,... Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

Cách phòng tránh

Tiêm vắc xin phòng thủy đậu:

  • + Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

  • + Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

  • + Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Trên đây là những cách phòng bệnh giao mùa cho bé, mẹ có thể tham khảo để biết cách phòng tránh và chăm sóc cho bé tốt hơn. Chúc bé của của mẹ luôn khỏe mạnh.

 

Xem thêm:

Tóc bạc tuổi dậy thì - Đừng để quá muộn mới quan tâm bé

KInh nghiệm nuôi dạy con đúng cách dành cho bố mẹ trẻ

Bài viết liên quan
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Nhiều phụ huynh thường cho rằng, ép trẻ ngủ trưa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhưng không, việc ép con ngủ trưa không mang lại nhiều lợi ích mà ngược lại còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về những tư thế ngủ của trẻ. Để xem, những tư thế ngủ này có gì thú vị nhé.
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh này do virus quai bị (Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra và là một trong bệnh thường gặp ở trẻ. ở lứa tuổi học đường, do virus gây ra.
Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua
Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua
Bé gái Willow Wright - 4 tuổi ở Melbourne (Úc) cho biết lưỡi em như bị lột ra sau khi ăn khoảng 10 viên kẹo chua Warheads. Nhân lúc mẹ em là chị Kirsty, đang bận công việc ở tầng trên, thì bé  Willow Wright đã tìm thấy "kho" kẹo chua của anh trai và ăn vụ
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
Để giúp con có một chiếc mũi cao, giúp gương mặt thêm ưa nhìn hãy mách bé thử ngay 8 bài tập đơn giản dưới đây nhé. 
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
Có những mùi hương tưởng chừng như vô hại nhưng nếu hít quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất đối với trẻ nhỏ.  Cùng tham khảo 4 mùi hương ảnh hưởng đến bé trong bài viết này nhé!