Thai phụ cần biết gì khi tiêm vaccine Covid-19?
Thai phụ cần biết gì khi tiêm vaccine Covid-19?

Theo khuyến cáo những mẹ bầu mang thai trên 13 tuần cần tiêm vaccine Covid-19 để giảm nguy cơ lây nhiễm và biến cố bất lợi khi mắc bệnh. Tuy nhiên, trước khi tiêm mẹ cần phải phải khám sản khoa và sắp xếp kế hoạch tiêm các loại vaccine khác.

Có thể mẹ quan tâm:

Mẹ mang thai 2 tuần uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiêm vắc xin nCoV: Đối tượng nào nên "hoãn tiêm" và "không được tiêm"?

Vì sao phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine Covid-19?

Phụ nữ mang thai thuộc trong những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nCoV. Đặc biệt nếu nhiễm thì nguy cơ chuyển nặng như phải điều trị hồi sức tích cực (ICU), can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Hơn nữa, mẹ mắc Covid sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19 sẽ tăng nguy cơ gặp biến cố bất lợi cho thai kỳ như tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, mổ lấy thai khi sinh.

Thai phụ cần biết gì khi tiêm vaccine Covid-19?Ảnh: Internet

Tiêm vaccine Covid-19 có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Tính đến tháng 8, dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine Covid-19 đối với thai kỳ là rất ít. Tuy nhiên vẫn đang được giới chuyên môn thu thập để đánh giá toàn diện hơn. 

Nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 2 trên 3.958 phụ nữ mang thai 16-54 tuổi tại Mỹ có tiêm vaccine Covid-19 (Pfizer hoặc Moderna), kết quả không ghi nhận ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nào lên mẹ sau khi tiêm.

Trong số 827 phụ nữ có thai kỳ đã hoàn tất, nghiên cứu cũng ghi nhận những tỷ lệ về biến cố bất lợi như: sảy thai tự nhiên (12,6% trong số phụ nữ mang thai tiêm vaccine), sinh non (9,4%), thai nhỏ so với tuổi thai (3,2%), dị tật bẩm sinh (2,2%), thai chết lưu (0,1%). Không có trường hợp nào tử vong sơ sinh. Tỷ lệ những biến cố này tương đương với những biến cố cùng loại của phụ nữ mang thai trong dân số chung được nghiên cứu trước đại dịch.

Nghiên cứu ở Anh với số lượng mẫu ít hơn cũng cho nhận định tương tự: tỷ lệ sảy thai không cao hơn so với phụ nữ mang thai không tiêm vaccine. Tỷ lệ sảy thai không khác biệt khi tiêm vaccine Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG), Hiệp hội Sản phụ khoa Canada (SOGC) đều khuyến cáo: Vaccine Covid-19 có thể tiêm cho phụ nữ mang thai nếu lợi ích mang lại cao hơn rủi ro, đặc biệt với người có nguy cơ cao phơi nhiễm với nCoV. Ngoài ra, không cần trì hoãn việc có thai ở phụ nữ đã tiêm vaccine Covid-19; và cũng không khuyến cáo hủy thai nếu phát hiện có thai trong thời gian tiêm vaccine Covid-19.

Thai phụ cần biết gì khi tiêm vaccine Covid-19?Ảnh: Internet

Việt Nam có khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai?

Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3802 cập nhật mới Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó bổ sung về chỉ định vaccine ở phụ nữ mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên được tiêm vaccine phòng Covid-19 và thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng.

Bác sĩ sẽ giải thích nguy cơ và lợi ích với người được tiêm chủng, cân nhắc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Thai phụ đồng ý sẽ ký cam kết và được tiêm vaccine, theo dõi sau tiêm tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Thai phụ cần biết gì khi tiêm vaccine Covid-19? Ảnh: Internet

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng Covid-19 cần lưu ý điều gì?

Thăm khám bác sĩ sản khoa trước khi tiêm chủng: Bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá sức khỏe thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai, đánh giá nguy cơ và lợi ích tiêm vaccine phòng Covid-19 ở phụ nữ mang thai.

Loại vaccine được chỉ định: AstraZeneca, Pfizer, Moderna. Chống chỉ định với vaccine Sputnik.

Lịch tiêm: Tiêm vaccine phòng Covid-19 từ 13 tuần thai, nên hoàn tất mũi hai của vaccine trước 36 tuần 6 ngày. Nếu không kịp hoàn tất lịch tiêm, mũi hai sẽ được tiêm trong thời kỳ hậu sản.

- AstraZeneca: Hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, tốt nhất là 8-12 tuần.

- Moderna: Hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần.

- Pfizer: Hai mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần.

Lưu ý, lịch tiêm vaccine khác của phụ nữ mang thai như vaccine uốn ván, bạch hầu - ho gà - uốn ván, cúm, viêm gan B cần tiêm cách ít nhất là 14 ngày trước khi tiêm vaccine Covid-19 và cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Theo dõi sau tiêm: Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cần tiếp tục theo dõi chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây ra một số hiện tượng bất thường về sức khỏe như các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng. Phụ nữ mang thai cần theo dõi những biến cố bất lợi sau tiêm chủng tương tự như những người được tiêm chủng khác.

(Theo VnExpress)

Xem thêm:

Cảm giác của thai nhi sẽ thế nào khi mẹ bầu trở mình?

>Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Mẹ cần lưu ý gì?
 

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.