Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu, thai phụ thường xuyên ốm nghén với những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, ở một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi. Bài viết dưới đây là những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp mà mẹ bầu cần tìm hiểu để tránh hoang mang nhé!
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất một lượng hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa. Lúc này, thức ăn trong dạ dày sẽ bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác ốm nghén bị nôn nhiều. Khi có sự kích thích về mùi, vị thì cảm giác nôn mửa sẽ càng trở nên nặng hơn khiến việc ăn uống từ đó cũng trở nên không ngon miệng. Thậm chí, việc nôn nghén trong thai kỳ còn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ.
Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng xuất hiện tình trạng nôn nghén. Thông thường, tình trạng trên chỉ xảy ra với những người mới mang thai lần đầu, mang song thai, đa thai hoặc người có tiền sử bị nghén nặng trong lần mang thai trước,.... Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu mà tình trạng ốm nghén sẽ xảy ở những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
Ảnh: Internet
Một số mẹ bầu lại mắc phải những ốm nghén bệnh lý với tình trạng rất nặng. Cơ thể luôn rơi vào tình trạng ốm nghén, nôn liên tục gây mất nước thậm chí là sụt cân nghiêm trọng. Mẹ bầu vì thế cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn không thể kiểm soát. Tình trạng ốm nghén bệnh lý thường sẽ xuất hiện từ tuần thai thứ 5, 6 kéo dài cho đến hết thai kỳ hoặc giảm bớt khi chuẩn bị sinh.
Không chỉ có thế, nhiều thai phụ còn xuất hiện tình trạng ốm nghén nôn ra máu. Nguyên nhân có thể bắt nguồn do nghén bị nôn nhiều hoặc nôn mửa trong một thời gian dài khiến niêm mạc thực quản bị vỡ dẫn đến xuất hiện máu trong dịch nôn. Máu nôn có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm hay màu nâu như bã cà phê. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu không nên chủ quan thay vào đó các mẹ nên quan sát màu sắc và độ đặc của máu khi nôn nghén để có thể đoán được tình trạng bệnh kịp thời thăm khám. Tránh nhầm lẫn với tình trạng bị chảy máu đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng bệnh khác.
Ảnh: Internet
Tình trạng nôn mửa, mệt mỏi kéo dài ảnh gây hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các chất cần thiết một cách hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, các mẹ nhà mình nên tránh tiếp xúc với các thực phẩm cay nóng, có mùi vị kích thích như mùi tanh của thịt cá để hạn chế tình trạng nôn ói trong thai kỳ.
Mẹ bầu cần phải lưu ý đảm bảo ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều để làm giảm căng thẳng, lo âu. Kết hợp uống nhiều nước, tránh hoạt động mạnh và giữ tâm lý sao cho thật thoải mái, thư giãn. Trong trường hợp bị nôn ra máu quá nhiều, mẹ bầu phải được điều trị kịp thời. Một số phương pháp làm giảm bớt tình trạng trên có thể kể đến như truyền máu, tiêm tĩnh mạch, uống thuốc để làm giảm lượng axit dịch vị,...
Ảnh: Internet
Việc ốm nghén bệnh lý cũng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Vì vậy, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng khi bản thân rơi vào tình trạng này và nên đến bệnh viện kiểm tra để biết rõ nguyên nhân, có như vậy mới đảm bảo được an toàn sức khỏe trong thai kỳ. Mong rằng với những thông tin mà Góc Làm Mẹ chia sẻ về tình trạng ốm nghén bệnh lý trong bài viết trên sẽ hữu ích cho mọi mẹ bầu.
Xem thêm: