Xét nghiệm Triple test là gì? Những điều mẹ cần biết về Triple test
Xét nghiệm Triple test là gì? Những điều mẹ cần biết về Triple test

Hiện nay có rất nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh, xét nghiệm để kiểm tra xem thai nhi có những dị tật bẩm sinh nào không. Một trong số đó là Triple test đang được nhiều người quan tâm. Vậy xét nghiệm Triple test là gì?, giá xét nghiệm Triple test bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>  Thai nhi dễ “ngộp thở” bởi những tư thế ngồi của mẹ 

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Xét nghiệm Triple test là gì? 

Triple test là một phương pháp xét nghiệm sinh hóa. Phương pháp này giúp  xác định xem thai nhi có nguy cơ cao hay thấp hay mắc phải hội chứng dị tật bẩm sinh nào đó. 

Phương pháp sàng lọc không xâm lấn Triple test được thực hiện bằng cách thu mẫu máu ngoại vi trên tĩnh mạch ở tay của người mẹ mang thai để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 3-5 ngày kể từ khi thu mẫu.

Triple test sử dụng AFP, HCG và Estriol để xét nghiệm, không xâm lấn và không hề ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm Triple testXét nghiệp Triple test không xâm lấn và toàn cho mẹ bầu (ảnh: internet)

Ba chỉ số được xác định trong xét nghiệm Triple test

Triple test được gọi là bộ ba xét nghiệm bởi Triple test cho biết ba chỉ số: hCG, AFP và Estriol, dựa vào những chỉ số đó có thể xác định được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của bào thai.

  • AFP (alpha-fetoprotein): Là protein được sản xuất bởi bào thai.

  • hCG: Một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

  • Estriol: Là một estrogen (một dạng hormone) được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.

Thực hiện Triple test ở tuần thai thứ mấy?

Phương pháp Triple test có thể được thực hiện từ tuần thai 14 – 18. Tuy nhiên, Triple test và Double test trước đó mẹ làm lại có kết quả khác nhau thì mẹ nên trao đổi thật cụ thể và chi tiết với bác sĩ để nhận được tư vấn thực hiện phương pháp sàng lọc nào khác để cho kết quả chính xác. Bởi lẽ, có một số trường hợp như Double test kết luận thai nhi có nguy cơ cao đối với hội chứng Down, nhưng Triple test lại cho kết quả thai nhi nguy cơ cao với hội chứng Patau hay các phát hiện bất thường ở não, tủy sống,… 

Xét nghiệm Triple testThai từ tuần 14-18 là mẹ có thể thực hiện xét nghiệm Triple test (ảnh: internet)

Đối tượng nào nên thực Triple test?

Tất cả phụ nữ mang thai đều được kiến nghị nên thực hiện sàng lọc trước sinh cho con sớm nhất có thể. Thực hiện Triple test đối với những người mẹ mang thai có kết quả sàng lọc Double test có nguy cơ cao hoặc chưa thực hiện Double test ở những tuần thai trước nhưng muốn thực hiện sàng lọc Triple test cho con, đặc biệt là những mẹ bầu nằm trong nhóm phổ biến nên thực hiện sàng lọc như:

  • Gia đình có tiền sử về dị tật bẩm sinh

  • Người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên

  • Người mẹ bị ốm, nhiễm virus hoặc dùng thuốc điều trị bệnh trong quá trình mang thai

  • Mẹ bầu sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích, hút thuốc,… khi mang thai

  • Mẹ bầu mắc tiểu đường điều trị bằng tiêm insulin

  • Có tiền sử sảy thai liên tiếp, sảy thai, thai lưu không rõ nguyên nhân

  • Trong quá trình mang thai người mẹ thường xuyên phải sống trong môi trường nhiễm phóng xạ, ô nhiễm,...

Xét nghiệm Triple testXét nghiệm Triple test không tốn quá nhiều chi phí nên mẹ có thể cân nhắc nhé (ảnh: internet)

Xét nghiệm triple test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Triple test được thực hiện lần lượt theo các bước như: Siêu âm thai – lấy mẫu máu xét nghiệm – khám thai (tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa). 

Chi phí của xét nghiệm Triple test dao động trong khoảng từ 450.000 vnđ – 1.000.000 vnđ tùy theo cơ sở xét nghiệm mà mẹ bầu lựa chọn.

Mẹ lưu ý, khi thực hiện bất kỳ phương pháp sàng lọc nào cũng cần mang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm thai những lần trước đó để dựa vào đó bác sĩ có thể làm cơ sở nắm rõ các thông tin, tiền sử sức khỏe của có sự hỗ trợ và tư vấn chính xác nhất.

Triple test không kết luận thai nhi có hay không mắc dị tật bẩm sinh mà đưa ra kết luận thai nhi có nguy cơ cao hay thấp đối với các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp. Dựa vào kết quả sàng lọc của Triple test, bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu là có nên thực hiện phương pháp sàng lọc nào khác hay không.

Theo mangthai.com.vn

Xem thêm:

Phân biệt rỉ nước ối và dịch âm đạo
Cách chọn áo ngực cho bà bầu

Bài viết liên quan
Sinh con năm 2025 ngày giờ nào tốt?
Sinh con năm 2025 ngày giờ nào tốt?
Tìm hiểu cách chọn ngày giờ tốt để sinh con năm 2025. Khám phá những tháng, ngày và giờ hoàng đạo lý tưởng giúp mang lại may mắn và tài lộc cho bé, phù hợp với phong thủy và tử vi.
Cách tính sinh con trai con gái theo tuổi bố mẹ
Cách tính sinh con trai con gái theo tuổi bố mẹ
Cách tính sinh con trai hay con gái theo tuổi bố mẹ qua các phương pháp dân gian đơn giản nhưng thú vị, dự đoán giới tính con dễ dàng hơn.
Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi nào?
Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi nào?
Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi nào? Tìm hiểu ngay những tuổi tam hợp, tuổi xung khắc và lời khuyên phong thủy giúp gia đình hạnh phúc, con cái phát triển tốt.
Chậm kinh có nguy hiểm không?
Chậm kinh có nguy hiểm không?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Nếu kinh nguyệt không xuất hiện sau 35 ngày, đó có thể được coi là chậm kinh.
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sai lầm nếu bạn nhầm lẫn chậm kinh đồng nghĩa với việc mang thai. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai cùng Góc Làm Mẹ trong bài viết này!
Sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa gồm những gì?
Sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa gồm những gì?
Khám sản phụ khoa là khám gì? Những xét nghiệm cần làm khi khám sản phụ khoa và địa chỉ phòng khám sản phụ khoa uy tín, chất lượng với bác sĩ giỏi.