Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Chậm kinh và mang thai là hai vấn đề đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nhưng lại có những nguyên nhân và đặc điểm khác nhau. Để phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, mời mẹ tham khảo bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa gồm những gì?

>Danh sách phòng khám phụ khoa uy tín, bác sĩ giỏi

Phân biệt chậm kinh và mang thai

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh, hay còn gọi là trễ kinh, là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không xuất hiện đúng theo lịch dự kiến. Điều này có nghĩa là khi đã đến ngày dự kiến hành kinh nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt. Nếu quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh dự kiến mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh. Nếu phụ nữ lỡ ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp, tình trạng này được gọi là vô kinh.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Chậm kinh là gì? (Ảnh: Internet)

Mang thai là hiện tượng thế nào?

Mang thai, hay thai nghén, là tình trạng phụ nữ mang một hoặc nhiều bào thai trong tử cung, như sinh đôi hoặc sinh ba. Chu kỳ thai kỳ thường kéo dài 266 ngày từ khi thụ thai, hoặc 280 ngày từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng nếu chu kỳ đều đặn 28 ngày. Ngày dự kiến sinh được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Mang thai là gì? (Ảnh: Internet)

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Rau máu âm đạo

Quan sát tình trạng ra máu âm đạo có thể giúp phân biệt giữa chậm kinh và mang thai:

  • Chậm kinh: Bạn sẽ không ra máu cho đến ngày hành kinh đầu tiên. Khi kinh nguyệt xuất hiện, lượng máu có thể tăng dần và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

  • Mang thai: Âm đạo có thể chảy ra một ít máu, thường có màu nâu đậm hoặc hồng. Hiện tượng này xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai và chỉ kéo dài vài ngày. Máu chảy không kèm theo nhiều dịch.

Đau vùng ngực

  • Mang thai: Đau nhức âm ỉ khi mang thai thường kèm cảm giác ngực nặng, nhạy cảm, và dễ đau khi chạm vào. Triệu chứng này xuất hiện từ 7 - 14 ngày sau thụ thai, giúp phân biệt với chậm kinh.

  • Chậm kinh: Tình trạng này thường xảy ra vào kỳ sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến khi chu kỳ mới bắt đầu. Triệu chứng thuyên giảm trong ngày đèn đỏ do hàm lượng progesterone giảm. Phụ nữ đang cho con bú có thể có triệu chứng nặng hơn. Các mô ngực cũng dày lên, gây cảm giác đau nhức âm ỉ.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Đau bụng

Trước kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường gặp hội chứng tiền kinh nguyệt, biểu hiện qua đau bụng xảy ra trước 24-48 giờ kỳ kinh. Đau này thường giảm dần trong kỳ kinh và sau thai lần đầu hoặc vào tuổi già.

Còn trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số phụ nữ có thể trải qua những cợn đau rút nhẹ, tập trung ở bụng hoặc lưng dưới, một số trường hợp mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm,...

Buồn nôn

  • Chậm kinh: Không có triệu chứng buồn nôn nếu kỳ kinh nguyệt đến chậm. Đây là dấu hiệu rõ ràng ngoài việc không chảy máu. Xác suất mang thai khi chậm kinh là rất thấp.

  • Mang Thai: Thường xuất hiện sau 1 tháng kể từ khi thụ thai. Đa số các mẹ đều gặp phải triệu chứng này, là dấu hiệu rõ rệt cho thấy đã mang thai.

Thèm ăn

  • Chậm kinh: Trước ngày "hành kinh," nhiều bạn nữ có thể thèm ăn đồ ngọt hoặc đồ uống có gas. Tuy nhiên, cảm giác thèm ăn này chỉ kéo dài vài ngày rồi biến mất.

  • Mang thai: dấu hiệu mang thai đó là mẹ  có thể thèm ăn một số món nhưng cũng dễ buồn nôn hoặc sợ hãi với những món ăn đó. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu hoặc suốt cả thai kỳ.

Chuột rút

  • Chậm kinh: Trước 1 đến 2 ngày khi hành kinh, bạn có thể gặp các cơn đau nhức do chuột rút. Cơn đau này thường thuyên giảm dần khi đến ngày hành kinh đầu tiên.

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có thể trải qua cơn đau nhói tương tự, nhưng thường tập trung ở lưng dưới hoặc bụng dưới. Thời gian bị chuột rút cũng lâu hơn và có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Ảnh: Internet

Một số triệu chỉ có khi mang thai mẹ nên biết

Các dấu hiệu của chậm kinh và mang thai trong những ngày đầu rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết các triệu chứng chỉ có ở mang thai như:

  • Lượng máu rất ít, thời gian ra máu chỉ từ 2 - 3 ngày, màu nâu đỏ hoặc thẫm kèm theo dịch nhầy.

  • Cảm xúc thay đổi đột ngột, người mệt mỏi, dễ buồn ngủ, thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn bình thường.

  • Tần suất đi tiểu tăng, có thể xuất hiện táo bón.

  • Đặc biệt khi ngửi thấy mùi khó chịu, thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.

  • Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim: Thường xảy ra từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

  • Thay đổi nội tiết tố: Dễ nhận biết qua làn da như da ửng hồng, nổi mụn, bóng dầu.

  • Thay đổi màu sắc: Âm đạo và đầu vú có hiện tượng màu sắc trở nên sậm hơn.

Trên đây là sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai mẹ nên biết để có thể tránh nhầm lẫn. Từ đó, mẹ sẽ có cách chăm sóc bản thân tốt hơn, đảm bảo an toàn, sức khỏe tuyệt đối. 

Xem thêm:

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng

Dấu hiệu mang thai sớm

Bài viết liên quan
Bố mẹ Quý Dậu 1993 sinh con Giáp Thìn 2024 sẽ như thế nào?
Bố mẹ Quý Dậu 1993 sinh con Giáp Thìn 2024 sẽ như thế nào?
Bé sinh năm Giáp Thìn là người sáng tạo, nhanh nhẹn, linh hoạt và thích thám hiểm. Bé thường có tư duy sắc bén và khả năng thích ứng tốt với những thay đổi.
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi từ thể chất đến tinh thần. Đặc biệt, khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, chứng mất ngủ ở mẹ bầu sẽ thường xuyên hơn. Giấc ngủ của mẹ bầu cũng rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. D
Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết
Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết
Nhiều chị em phụ nữ sợ rằng, sau 40 tuổi mình không thể mang thai, tuy nhiên, phụ nữ ở tuổi này vẫn có thể mang thai bình thường, nhưng khả năng sẽ thấp đi.
Thể lệ khảo sát về nhu cầu giải trí
Thể lệ khảo sát về nhu cầu giải trí
Khảo sát về nhu cầu giải trí. Tham gia ngay - quà về tay!
Bà bầu đi máy bay có an toàn không?
Bà bầu đi máy bay có an toàn không?
Bà bầu đi máy bay có an toàn không? Đây là một câu hỏi mà nhiều phụ nữ mang thai thường gặp khi dự định các chuyến đi xa trong thời kỳ thai kỳ của mình.