Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm
Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Vì sao mẹ bầu gặp phải tình trạng canxi hóa bánh rau? Hiện tượng này có để lại nguy hiểm gì đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi hay không? Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng canxi hóa bánh rau thường gặp trong thai kỳ. 

Tình trạng canxi hóa bánh rau trong thai kỳ là gì?

Canxi hóa bánh rau hoặc vôi hóa bánh rau là sự lắng đọng, tích tụ lượng canxi ở bánh nhau và cơ tử cung. Tình trạng này xảy ra là do tự tích tụ canxi khi tuổi thai tăng dần và thường xuất hiện khi thai nhi được 38 tuần tuổi. Đây là một tình trạng thường gặp ở những thai nhi đã phát triển toàn diện chứ không phải là dấu hiệu của việc thai bị thoái hóa. 

Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Canxi hóa bánh rau là gì? (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra cũng có thể là do các mẹ bổ sung lượng canxi quá mức cần thiết trong thai kỳ. Không chỉ khiến cho canxi tích tụ trong bánh nhau mà điều này còn gây nên tình trạng thóp trẻ bị kín sớm, xương hàm nhô ra, động mạch chủ bị hẹp,...

Tùy từng cơ địa của mẹ bầu mà mức độ vôi hóa này sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Chúng ta sẽ dựa trên tuổi thai để chia tình trạng vôi hóa bánh rau được chia làm 3 cấp độ. Bao gồm:

  • Độ 0: Với thai nhi khoảng 31 ± 1 tuần

  • Độ 1: Thai nhi được 34 ± 3,2 tuần

  • Độ 2: Tuổi thai khoảng 37,6 ± 2,7 tuần

  • Độ 3: Khi thai nhi được 38,4 ± 2,2 tuần

Với thai nhi có mức canxi hóa ở mức độ 3 thì cũng đồng nghĩa với việc phổi của các bé đã được hoàn thiện. Trẻ đã có thể thích nghi và hoàn toàn thở tốt khi ra ngoài môi trường.

Canxi hóa bánh rau có gây ra ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của mẹ bầu hay không?

Thông thường, canxi hóa bánh rau chỉ là một dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ đã phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu mà gặp phải những tình trạng như khô miệng, đau đầu, hay quên, thường xuyên bị co cứng cơ hay táo bón, tiểu tiện nhiều lần trong ngày,... thì nên liên hệ ngay đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín để được thăm khám cho phù hợp.

Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Canxi hóa bánh rau có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)

Bởi vì, việc tích tụ canxi ở bánh rau quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như:

  • Gây xơ hóa rau ở nơi canxi tích tụ nhiều và làm tắc nghẽn mạch máu trong bánh rau.

  • Canxi hóa ở bánh rau càng sớm thì khả năng truyền dẫn dinh dưỡng từ mẹ sinh con càng kém.

  • Thai nhi dưới 37 tuần có khả năng bị suy dinh dưỡng nếu như gặp phải tình trạng canxi hóa bánh rau cấp độ 3.

  • Làm tăng nguy cơ bị suy thai vì thai nhi bị thiếu hụt oxy trầm trọng khi bị vôi hóa quá nhiều. Tình trạng này nếu như kéo dài quá lâu sẽ khiến cho não của các bé bị thiếu oxy, có thể khiến thai nhi chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh.

Một số cách ngăn ngừa tình trạng vôi hóa ở bánh rau mẹ bầu cần lưu ý

Trong quá trình mang thai, để cả mẹ và thai nhi trong bụng phát triển toàn diện, mẹ bầu nhà mình luôn phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như thăm khám thai theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bổ sung đúng và đủ lượng canxi cần thiết và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

  • Thai nhi từ 0 - 12 tuần: Mỗi ngày, các mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 50mg canxi qua việc uống sữa.

  • Thai nhi từ tuần 13 - 26: Thai nhi ngày càng phát triển nên lượng canxi mẹ bầu nạp vào cơ thể cũng cần phải tăng lên sao cho phù hợp. Lượng canxi cần thiết trong giai đoạn này là 1200mg/ngày.

  • Từ tuần 27 - 38 của thai kỳ: Lúc này lượng canxi các mẹ cần nạp vào cơ thể chỉ dao động từ 150 - 450mg canxi/ngày.

  • Sau khi sinh: Đặc biệt, việc bổ sung canxi sau khi sinh là rất cần thiết cho mẹ bỉm, vừa đảm bảo lượng canxi cần thiết trong sữa mẹ cho trẻ phát triển, vừa giúp cho cơ thể các mẹ nhà mình hồi phục nhanh chóng hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau này.

Chắc rằng qua những thông tin mà Góc Làm Mẹ chia sẻ từ bài viết trên, các mẹ bầu nhà mình đã có thể hiểu tường tận hơn về tình trạng canxi hóa bánh rau. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật suôn sẻ và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Tại sao bà bầu Thái thường cài chiếc kim băng trước bụng?

7 Dấu hiệu mang thai đôi thường gặp nhất ở các mẹ bầu

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.