Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé
Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé

Chả mấy chốc, bé của mẹ đã được 2 tuổi rưỡi. Ở tháng thứ 30 này, mọi kỹ năng của bé đang dần trở nên mạnh mẽ, nhanh nhẹn và giỏi hơn. Tuy nhiên, sẽ có một vài hoạt động, thói quen khiến mẹ cảm thấy sự phát triển của bé như đang… thụt lùi vậy? Hãy xem đó là những gì qua chia sẻ từ Góc Làm Mẹ sau đây.

1. Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi về thể chất, vận động

Thể chất

Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, cân nặng của trẻ tăng chậm hơn, trong khoảng 1,5-2kg mỗi năm. Về chiều cao, trẻ trên 1 tuổi tăng trung bình mỗi năm khoảng 5cm. Đó là lý do, trong giai đoạn này mẹ sẽ nhận thấy chiều cao, cân nặng của bé không có nhiều thay đổi đáng kể qua các tháng.

Tuy vậy, gương mặt, ngoại hình của bé đang dần thay đổi, có phần “già dặn” hơn so với trước rất nhiều. 

Vận động

Ngược lại với sự phát triển thể chất, các kỹ năng vận động của bé đang phát triển nhanh và hoàn thiện từng ngày. Vào tháng thứ 30, bé có thể thực hiện và kiểm soát được rất nhiều hoạt động, kỹ năng của mình như:

- Bé có thể nhảy lên, nhảy xuống bằng hai chân.

- Biết lên xuống cầu thang bằng cách đi xen kẽ hai chân.

- Bé khá thành thạo trong việc chạy và vượt qua các chướng ngại vật, tránh sự va chạm.

- Tự thực hiện được rất nhiều các hoạt động vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa lau tay,..  

Ngoài ra, sự phát triển của bé 30 tháng tuổi về vận động còn thể hiện rõ qua các kỹ năng vận động tinh. Không còn là một em bé vụng về như trước, giờ đây đôi bàn tay bé đã khéo léo hơn hẳn. Việc gấp giấy, xếp các khối chồng đã trở nên dễ dàng hơn. Bé có thể cầm bút và vẽ được các đường nét nguệch ngoạc. Kỹ năng cầm thìa xúc ăn đã “điêu luyện” hơn và việc học cách cầm đũa có thể gây hứng thú cho bé.

Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé

Bé 30 tháng tuổi có kỹ năng vận động tinh khá tốt (Nguồn: internet)

2. Hành vi tính cách, kỹ năng xã hội của bé 30 tháng tuổi

Hành vi tính cách

Khả năng quan tâm, chú ý đến từng chi tiết là một đặc điểm khá rõ ở bé 30 tháng. Bé có đôi tai rất nhạy bén và đôi mắt tinh tường, có khả năng “săm soi” mọi thứ. Nhờ vậy, bé có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi diễn ra quanh mình. Chẳng hạn, bé sẽ để ý rất nhiều đến màu sắc, hình dạng, kích cỡ và những chuyện động của mọi thứ xung quanh. Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi trẻ bất giác đưa ra rất nhiều thông tin như “ Chiếc đồng hồ đang kêu”, “Ngôi nhà có màu xanh” và nhiều hơn thế.

Bên cạnh đó, vào tháng tuổi này, nhờ chịu khó quan sát nên bé học hỏi được rất nhiều hành vi từ mọi người xung quanh. Bé dần có hiểu biết về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Và đó là lý do bé luôn tò mò về những điều đằng sau những gì mọi người làm. Ví dụ như bé sẽ thắc mắc tại sao bạn A lại khóc, tại sao bạn B lại đánh bạn A…

Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi về kỹ năng xã hội

Mẹ sẽ cảm thấy em bé 2 tuổi rưỡi dường như đã rất lớn rồi. Bởi lẽ, lúc này bé rất thích được giúp đỡ bạn bè. Nhiều bé thích thú với việc chơi một mình, xong hầu hết các bé sẽ có xu hướng được kết giao và chơi đùa với bạn cùng trang lứa. 

Do luôn tò mò với những lý do đằng sau mỗi hành động, sự việc, bé sẽ có những cử chỉ hành động thể hiện sự quan tâm người xung quanh. Chẳng hạn như chia sẻ một món đồ chơi khi thấy bạn khóc. Hay nhẹ nhàng ôm mẹ khi thấy mẹ buồn bã hay đang bực tức điều gì đó. 

Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé

Bé 30 tháng thích thú với việc kết giao, chơi đùa với bạn bè (Nguồn: internet)

3. Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi về nhận thức, ngôn ngữ

Nhận thức 

Ở giai đoạn này, có một vài hành động, thói quen khiến mẹ cảm thấy bé đang phát triển “thụt lùi” vậy. Chẳng hạn, bé đã có thể ngủ ngon suốt đêm trước đó, nhưng nay bỗng nhiên thức dậy và khóc lóc vào lúc 4h sáng. Hay bé đã có thể uống nước bằng cốc, giờ đây lại thích thú với việc hút bình… Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên mẹ cũng không nên lo lắng. Đó có thể chỉ là một thay đổi nhỏ trong sự phát triển của trẻ. Mọi thứ sẽ ổn định trở lại sau một thời gian ngắn.

Ngôn ngữ

Trí nhớ ngày một tốt cùng với vốn từ vựng được mở rộng giúp cho khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh. Vào tháng tuổi 30, bé có thể nhớ được khá nhiều bài hát ngắn, bài thơ hay có thể kể lại một câu chuyện nhỏ. 

Một điểm thú vị trong phát triển ngôn ngữ đó là trẻ có thể tự sáng tạo nên một từ ngữ mới nào đó. Nguyên nhân có thể do bé nói ngọng, nhớ nhầm từ hay nghe nhầm… Từ đó hình thành nên những từ ngữ mới đôi khi khiến mẹ bật cười. Đây cũng cách để trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ của mình.

Sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé

Ngôn ngữ của trẻ 30 tháng có nhiều điều rất thú vị (Nguồn: internet)

4. Lời khuyên chung trong chăm sóc bé 30 tháng tuổi

Từ những đặc điểm trong sự phát triển của bé 30 tháng tuổi trên đây, Góc Làm Mẹ có một vài gợi ý giúp mẹ chăm bé tốt hơn.

- Học cách nói “Không” với trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Bởi lẽ thời điểm này, bé có thể mè nheo và đòi hỏi khá nhiều yêu cầu. Mẹ có thể dùng ngôn từ đánh lạc hướng hay thể hiện sự trì hoãn để chấm dứt yêu cầu vô lý nào đó từ bé.

- Hãy cho bé thời gian để làm mọi việc. Ví dụ như khi bé tự mặc quần áo, tự đi dép,... Bé còn quá nhỏ để có thể thực hiện mọi thứ một cách nhanh chóng. Kiên nhẫn để giúp bé rèn luyện thêm một kỹ năng mới tốt hơn.

- Chú trọng đến bữa ăn của trẻ, thay đổi đa dạng thực đơn để giúp bé ăn ngon miệng hơn, hạn chế tình trạng chán ăn.

- Cho bé vận động thường xuyên, tham  gia hoạt động ngoài trời mỗi ngày, giúp tăng cường sức đề kháng và sự nhanh nhẹn, dẻo dai cho cơ thể.

Kết luận

Trên đây là một số đặc điểm về sự phát triển của bé 30 tháng tuổi. Chắc hẳn, qua đây, mẹ sẽ nhận biết được rất nhiều điều thú vị trong hành trình lớn lên của bé. Ngoài những đặc điểm này, bé yêu của mẹ còn có những thay đổi bất ngờ nào khác? Hãy chia sẻ cùng Góc Làm Mẹ nhé.

Xem thêm:

Sự phát triển của bé 29 tháng tuổi và những lời khuyên trong nuôi dạy bé

Sự phát triển của bé 28 tháng tuổi. Trẻ biết làm những gì?

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.