Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?
Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

Nhịp thở là yếu tố khá quan trọng giúp đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe ở trẻ nhỏ. Tùy từng giai đoạn phát triển, nhịp thở của trẻ sẽ thay đổi khác nhau. Ở bài viết này, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu về nhịp thở trẻ 2 tuổi, để qua đó nhận biết rõ hơn sức khỏe của trẻ.

1. Nhịp thở trẻ 2 tuổi là bao nhiêu? Cách theo dõi nhịp thở ở trẻ

Nhịp thở ở trẻ như thế nào là bình thường?

Thông thường, nhịp thở của trẻ sẽ được tính khi trẻ đang ngủ hoặc trong trạng thái nghỉ ngơi. Và tùy từng độ tuổi mà nhịp thở của trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Ở trẻ 0-6 tháng: nhịp thở trong khoảng 30-60 nhịp/phút.

- Ở trẻ 6-12 tháng: nhịp thở là từ 24-30 nhịp/phút.

- Ở trẻ 1-5 tuổi: nhịp thở của trẻ từ 20-30 nhịp/phút.

- Ở trẻ 6-12 tuổi: nhịp thở trong khoảng 12-20 nhịp/phút.

- Ở trẻ 12 tuổi trở lên: 12-20 nhịp/phút.

Như vậy, ở đây có thể thấy nhịp thở trẻ 2 tuổi sẽ nằm trong khoảng từ 20-30 nhịp/phút. 

Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

Nhịp thở bình thường ở trẻ 2 tuổi trong khoảng 20-30 nhịp/phút (Nguồn: internet)

Cách theo dõi nhịp thở trẻ 2 tuổi

Để đo nhịp thở của trẻ được chính xác, tốt nhất ba mẹ nên cho bé nằm hoặc ngồi yên. Sau đó tiến hành một số thao tác sau đây để kiểm tra nhịp thở của trẻ. 

- Nghe: Ba mẹ có thể đặt tai cạnh mũi hoặc miệng trẻ sau đó nghe âm thanh mà trẻ thở ra.

- Quan sát bằng mắt: Đưa mắt ngang ngực trẻ rồi theo dõi chuyển động lên xuống theo nhịp thở của trẻ. 

- Đếm nhịp thở: Để đếm chính xác, ba mẹ nên kéo áo trẻ lên và quan sát số lần ngực trẻ nhô lên, hạ xuống trong vòng 1 phút. Mỗi lần như vậy được tính là một nhịp.

Nếu nhịp thở của trẻ nằm ngoài chỉ số bình thường thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.

Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

Đếm nhịp thở của trẻ khi trẻ đang ngủ đảm bảo tính chính xác cao hơn (Nguồn: internet)

2. Những dấu hiệu bất thường trong nhịp thở trẻ 2 tuổi

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, sau quá trình hoạt động thể chất mạnh như chạy nhảy… sẽ có hiện tượng thở nhanh, thở hổn hển. Đây là điều hết sức bình thường và sau một lúc sẽ hết, trẻ sẽ quay trở lại trạng thái thở bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm hoặc sau khi trẻ vận động và đã nghỉ ngơi nhưng vẫn tiếp diễn, ba mẹ cần xem xét cho trẻ đi thăm khám.

Ngoài ra, khi trẻ có bất thường trong nhịp thở kèm theo các dấu hiệu sau đây thì ba mẹ cần chú ý:

- Trẻ quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ và ăn uống kém.

- Khi thở, cánh mũi của trẻ phập phồng lên xuống.

- Khi trẻ thở ra, phần cơ bụng co thắt lâu hơn bình thường.

- Trẻ có hiện tượng ho khan, ho sâu hoặc thở rít.

- Vùng da quanh trán, mũi, môi trở nên tím tái.

Khi đó rất có thể trẻ đang gặp một số bệnh lý sau đây và cần phải được khám, chữa trị kịp thời.

Nhịp thở trẻ 2 tuổi: khi nào là bình thường, khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

Cần chú ý khi trẻ có bất thường trong nhịp thở kèm theo ho, sốt hay mệt mỏi (Nguồn: internet)

Viêm phế quản

Bệnh lý này khiến đường thở bên trong phổi hẹp lại. Trẻ khó thở và thở gấp hơn bình thường. Viêm phế quản thường xảy ra vào mùa đông hay xuân. Kèm theo tình trạng bất thường về nhịp thở là hiện tượng ho, sốt, sổ mũi,...

Viêm phổi, bệnh lý gây bất thường trong nhịp thở trẻ 2 tuổi

Đây là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Khi gặp bệnh này, trẻ sẽ có hiện tượng thở khò khè hay thở gắng sức. Kèm theo đó là ho, sốt, người mệt mỏi. 

Hen suyễn

Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn thường xuất hiện trước khi trẻ được 5 tuổi. Ngoài những bất thường trong nhịp thở, trẻ sẽ có các dấu hiệu khác như ho, thở khò khè.

Ở một số trẻ, ba mẹ sẽ thấy có hiện tượng ngưng thở trong vòng 5 đến 10 giây. Điều này sẽ không đáng lo ngại nếu như nhịp thở trẻ trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu trẻ ngưng thở quá 10 giây, kèm theo mặt tím tái, cần cho trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. 

Kết luận

Nhịp thở trẻ 2 tuổi tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng thực sự lại khá quan trọng để nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ, ba mẹ hãy chú ý đến vấn đề này, từ đó sẽ hướng xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Xem thêm:

Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết

Bài viết liên quan
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.
Những thay đổi vượt trội trong sự phát triển của bé 36 tháng tuổi
Những thay đổi vượt trội trong sự phát triển của bé 36 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 36 tháng tuổi thể hiện rõ qua những thay đổi về thể chất, nhận thức và hành vi. Giao tiếp và thực hiện các hoạt động tương tác để thúc đẩy sự phát triển tốt nhất ở trẻ.