Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất
Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất

Bước sang tháng thứ 22, bé yêu của bạn đã bắt đầu có những bước phát triển vượt bậc về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ cần chú ý quan sát và có những biện pháp chăm sóc phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và cách chăm sóc tốt nhất cho bé ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi về thể chất

Cân nặng và chiều cao của bé 22 tháng tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng trung bình của bé 22 tháng tuổi như sau:

  • Bé gái: 81,7cm và 10,4kg

  • Bé trai: 83,2cm và 11,1kg

Những chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo, vì cân nặng của trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi về thể chất (Nguồn: Internet)

Khả năng vận động của bé

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi về khả năng vận động của trẻ đã phát triển hoàn thiện, thể hiện qua các kỹ năng sau:

  • Trong ăn uống: Kỹ năng dùng thìa của bé đã tốt hơn vì biết đưa đồ ăn vào miệng chính xác để không làm rơi thức ăn ra ngoài. Bên cạnh đó, bé đã biết uống nước bằng cốc mà không cần nhờ cha mẹ giúp.

  • Trong vui chơi: Trẻ đã có thể tự đi một mình, chạy, đi giật lùi, đứng bằng một chân khi dựa vào ghế hoặc tường. Con có thể chạy nhanh và thể hiện khả năng uốn cong người dễ dàng. Thời điểm này cũng là lúc bé 22 tháng tuổi thích ngồi xổm khi chơi và có xu hướng kéo theo các đồ chơi đi theo mình.

  • Trong các hoạt động tư duy sáng tạo: Nghiên cứu chỉ ra về sự phát triển của bé 22 tháng tuổi, trẻ chuyển từ viết nguệch ngoạc sang vẽ các hình đơn giản nhưng có ý nghĩa bằng bút màu. Ngoài ra, kỹ năng mở hộp, tủ, và xếp chồng đồ đã được con làm “thành thạo” hơn.

  • Mọc răng: Với tổng số 16 chiếc răng, trẻ có khả năng nhai và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, việc mọc răng thứ hai ở hàm trên hoặc dưới có thể gây khó chịu khi ăn, làm cho trẻ có thể biếng ăn trong một thời gian.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi về nhận thức

Khả năng ngôn ngữ tốt hơn

Giờ đây con đã hiểu được nhiều cụm từ hơn như "uống sữa", "cười", "măm măm"... Con có thể nói 50-100 bằng cách diễn đạt của mình để biểu thị nhu cầu, cảm xúc một cách dứt khoát chứ không bập bẹp như trước. Bé 22 tháng tuổi cũng có thể phân biệt được các từ tích cực và tiêu cực, sẽ nói "có" với những thứ con yêu thích và nói "không" nếu thứ mà con không muốn.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất

Khả năng diễn đạt của bé 22 tháng tuổi đã tốt hơn rất nhiều (Nguồn: Internet)

Khả năng tư duy và ghi nhớ

Theo Tiến sĩ Robin Fyvush, một nhà nghiên cứu tại Đại học Emory, ở Atlanta, trẻ mới biết đi phát triển trí nhớ tốt vào cuối năm thứ hai của cuộc đời. Vì vậy ở cột mốc của sự phát triển của bé 22 tháng tuổi, trẻ đã có những bước tiến đáng kể về khả năng nhận thức và trí nhớ. Trẻ có thể nhận ra khuôn mặt và ghi nhớ địa điểm. Khi nhìn thấy một người quen, trẻ có thể mỉm cười, vẫy tay hoặc nói "chào".

Những cột mốc quan trọng cảm xúc

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi về tính cách

Ở cột mốc 22 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu phát triển tính cách riêng của mình. Trẻ sẽ bắt đầu thể hiện những đặc điểm cụ thể, chẳng hạn như:

  • Biết tên của mình: Trẻ có thể biết tên của mình và có thể phản ứng khi được gọi tên. Con có thể bắt đầu hiểu rằng tên của mình là duy nhất và chỉ dành riêng cho mình.

  • Độc lập hơn: Trẻ bắt đầu làm mọi thứ theo cách riêng của mình. Trẻ có thể bắt đầu từ chối sự giúp đỡ của người lớn và muốn tự mình làm mọi việc.

  • Phát triển những đặc điểm cụ thể liên quan đến tính cách: Hành động của bé sẽ giúp ba mẹ biết được tính cách của con như hướng ngoại hay nhút nhát, trầm tính hay vui vẻ…

Hành động trong những mối quan hệ xã hội

Ở cột mốc sự phát triển của bé 22 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển các mối quan hệ tốt hơn với những đứa bé khác. Trẻ có thể bắt đầu chơi cùng nhau, chia sẻ đồ chơi và giúp đỡ nhau. Lúc này con cũng có thể bắt đầu hiểu và đáp ứng các tín hiệu xã hội của trẻ khác, chẳng hạn như nụ cười, cái vẫy tay và lời nói chào. 

Ngoài ra, con cũng bắt đầu phân biệt được giữa hành vi hợp lý và không hợp lý. Trẻ có thể bắt đầu hiểu rằng một số hành vi là được chấp nhận, trong khi những hành vi khác thì không. Ví dụ, con đã hiểu rằng đánh người khác là không được phép.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất

Khả năng ghi nhớ của con sẽ phát triển vượt bậc vào giai đoạn này (Nguồn: Internet)

Mẹo nuôi dạy con hữu ích cho sự phát triển của bé 22 tháng tuổi

  • Tạo môi trường cho con khám phá: Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một môi trường có nhiều điều mới lạ để trẻ có thể tự do vận động và khám phá, chẳng hạn như đưa con đi tham quan sở thú, công viên, biển,... 

  • Khuyến khích con giao tiếp: Trẻ 22 tháng tuổi bắt đầu phát triển các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ giao tiếp với những người khác, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em, bạn bè và người thân. 

  • Làm gương cho con: Trẻ học hỏi từ những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ. Cha mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ bằng cách thể hiện những phẩm chất tốt như sự tử tế, lòng trắc ẩn và sự kiên nhẫn.

  • Kiên nhẫn và thấu hiểu: Trẻ 22 tháng tuổi đang học hỏi và phát triển từng ngày. Cha mẹ cần kiên nhẫn và thấu hiểu khi trẻ mắc lỗi hoặc có những hành vi chưa phù hợp, cố gắng giải thích cho con tại sao hành vi của trẻ là không phù hợp và giúp con sửa chữa sai lầm.

  • Tạo sự gắn bó với con: Hãy dành thời gian nói chuyện và chơi với con để tạo sự gắn bó cùng cảm giác an toàn cho con.

Sự phát triển của bé 22 tháng tuổi và hướng dẫn chăm sóc con đúng cách nhất

Mẹo giúp mẹ chăm sóc em bé 22 tháng tuổi đúng cách (Nguồn: Internet)

Trên đây là tổng hợp chi tiết về sự phát triển của bé 22 tháng tuổi. Hi vọng rằng qua bài viết này ba mẹ sẽ hiểu hơn về con trong giai đoạn 22 tháng để có cách chăm sóc và giáo dục con tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Góc Làm Mẹ thường xuyên để cập nhật những kiến thức nuôi con hữu ích nhé.

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Sự phát triển của bé 21 tháng tuổi: cân nặng, thể chất và khả năng nói

Sự phát triển của bé 20 tháng tuổi về thể chất và chế độ dinh dưỡng

Bài viết liên quan
Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi và lịch ăn ngủ
Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi và lịch ăn ngủ
Bé 18 tháng tuổi đã có sự thay đổi rõ rệt trong hành động và khả năng nhận thức. Tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của bé 18 tháng tuổi toàn diện.
Tìm hiểu sự phát triển của bé 16 tháng tuổi có gì nổi bật?
Tìm hiểu sự phát triển của bé 16 tháng tuổi có gì nổi bật?
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi thể hiện những biểu hiện rõ rệt như khả năng chập chững biết đi và sự nhạy bén trong việc nhận thức và phản ứng với môi trường xung quanh.
Trẻ 17 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi
Trẻ 17 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi
Bé 17 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi sẽ khiến bố mẹ bất ngờ, cùng tìm hiểu chi tiết sự phát triển của bé trong bài viết sau.
Giải đáp vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Giải đáp vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không cũng khiến nhiều mẹ bỉm quan tâm lo lắng, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm đáp án cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. 
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng
Nếu như con yêu của bạn ăn mãi mà không tăng cân hay bất hợp tác trong việc ăn dặm thì mẹ bỉm nên tham khảo qua những thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết dưới đây nha.
5 Nguyên nhân làm cho trẻ 1 tuổi khóc đêm bố mẹ cần biết
5 Nguyên nhân làm cho trẻ 1 tuổi khóc đêm bố mẹ cần biết
Liệu rằng trẻ hay khóc đêm có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi khóc đêm trong bài viết sau đây.