Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi là bệnh lý thường gặp khi thời tiết lạnh hay giao mùa. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu rõ hơn các triệu chứng, giúp ba mẹ sớm nhận biết trẻ bị bệnh và có cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh hợp lý.
Ở trẻ nhỏ, viêm amidan được phân biệt với hai loại sau đây:
- Viêm amidan cấp tính: Đây là tình trạng xảy ra khi amidan bị sưng đỏ do nhiễm vi khuẩn hoặc virus khiến trẻ bị đau họng, khó chịu.
- Viêm amidan mãn tính: Là tình trạng viêm tái phát nhiều lần, hậu quả của viêm amidan cấp tính nhưng không được chăm sóc và chữa trị phù hợp. Trẻ dễ bị viêm amidan khi thời tiết chuyển mùa, khi ăn thức ăn đồ uống lạnh… Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp và chữa trị phù hợp.
Viêm amidan ở trẻ gồm hai loại cấp và mãn tính (Nguồn: sưu tầm)
Ở trẻ 2 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung, khi bị viêm amidan thường sẽ có các dấu hiệu sau đây.
Amidan của trẻ bị sưng to, tấy đỏ: Tại vị trí amidan, ba mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng sưng, đỏ hơn bình thường và xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt.
Hơi thở trẻ có mùi hôi rõ rệt: Khi trẻ bị viêm amidan, dịch mủ kết hợp với các loại vi khuẩn tích tụ tại đây tạo mùi hôi miệng rất rõ. Vì vậy, nếu mẹ nhận thấy miệng bé có mùi hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên thì có thể nghĩ ngay đến hiện tượng viêm amidan.
Trẻ thường kêu đau họng khi nuốt: Khi bị viêm, amidan sẽ sưng to khiến trẻ bị đau và khó nuốt thức ăn. Tuy nhiên triệu chứng này cũng khá giống với viêm họng. Vậy nên mẹ cần theo dõi và quan sát bé có các dấu hiệu khác kèm theo không.
Trẻ ho nhiều, có đờm và bị khàn giọng: Viêm amidan ở trẻ gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc miệng xung quanh. Điều này khiến trẻ bị ngứa và khó chịu ở họng gây ho có đờm, khàn giọng.
Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi gây sốt: Mặc dù không gây sốt cao nhưng loại bệnh này có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ kéo dài.
Trẻ thường bị ù tai và đau nhức trong tai: Tai, mũi, họng là các bộ phận thông với nhau. Vì vậy khi họng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến tai và mũi, bé sẽ có cảm giác ù và đau tai. Triệu chứng này cũng là dấu hiệu của tình trạng viêm amidan chuyển nặng. Ba mẹ cần lưu ý để chữa trị kịp thời cho trẻ.
Viêm amidan có thể khiến trẻ bị sốt (Nguồn: internet)
Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi khá phổ biến nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng xấu. Vì thế, nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, ba mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi các triệu chứng của trẻ. Đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Bên cạnh đó, tùy tình trạng và triệu chứng của bệnh, ba mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:
Cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cho trẻ súc họng với nước muối sau đánh răng để giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
Vệ sinh mũi cho trẻ với nước muối sinh lý nếu thấy trẻ có dấu hiệu của viêm mũi. Ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ không nên cho tay vào miệng, mũi để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hay trong mùa lạnh. Hạn chế cho trẻ nhỏ ăn đồ lạnh. Ở trẻ nhỏ, việc ăn uống đồ lạnh sẽ rất dễ gây viêm họng và nghiêm trọng hơn là viêm amidan.
Chú ý vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế cho trẻ tới các môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
Viêm amidan ở trẻ 2 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung thường là cấp tính với các dấu hiệu khá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chủ quan và không chữa trị, chăm sóc, bệnh sẽ trở thành mãn tính gây nhiều khó khăn cho việc điều trị. Nắm rõ các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ một cách hiệu quả, hạn chế những biến chứng xấu xảy ra.
*Các thông tin mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán hay chữa bệnh. Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
> Bé 2-3 tuổi bị đầy bụng, khó tiêu làm sao để chữa?
> 3 Loại thức uống tuy ngon nhưng không nên cho trẻ dùng nhiều