Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Bạn đang lo lắng vì con mình đang mắc bênh còi xương? Hãy thật bình tĩnh tham khảo bài viết sau để có cách điều trị bệnh còi xương cho bé nhé.
Có thể bạn quan tâm:
> Trẻ sơ sinh chậm mọc tóc nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục
> Dấu hiệu nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ qua
Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Còi xương là trường hợp trẻ bị rối loạn sự phát triển xương trong cơ thể, làm cho xương yếu ớt và mềm hơn.
Trẻ bị còi xương nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu hụt Vitamin D. Từ đó dẫn đến việc chuyển hóa Canxi và Photpho bị gián đoạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xương.
Một số dấu hiệu để nhận biết trẻ bị còi xương:
Bé không tăng cân, chậm lớn
Chậm mọc răng, răng hay bị sâu
Đổ mồ hôi trộm
Bé bị rụng tóc vành tai
Bé chậm biết bò, chậm đi
Làn da xanh xao, không hồng hào, cơ thể mệt mỏi
Trẻ thường quấy khóc về đêm
Chân bé có tình trạng
Chân cong, mắt cá chân và cổ tay dày lên, hoặc hai đầu gối chụm vào nhau.
Xương ức nhô ra.
Xuất hiện bướu đỉnh đầu, sọ đầu bị móm, mềm, bướu trán,...
Rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị còi xương là gì? (Ảnh: Sưu tầm)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trẻ bị còi xương nên ăn cá giàu omega 3, chất béo, DHA, canxi và protein. Do đó, cá hồi, cá ngừ là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời nhất cho bé bị còi xương với nhiều dưỡng chất quan trọng để khắc phục tình trạng còi xương cho bé nhanh chóng.
Bạn có thể chế biến cá hồi, cá ngừ thành các món ăn khác nhau như: Hấp, chiên, làm cá sốt cà chua, làm salad hoặc nấu canh chua,....Ngoài ra, để món ăn thêm đa dạng bạn cũng có thể xé nhỏ làm ruốc trộn cùng cơm cũng rất dễ ăn mà lại đơn giản.
Trong thịt cóc có chứa rất nhiều protein. Theo thống kế, trong 100g thịt cóc sẽ chứa khoảng 18,6g protein cùng nhiều yếu tố lượng khác nữa. Đặc biệt, trong thịt có có kẽm tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian, bố mẹ thường cho bé ăn thịt cóc để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và giúp bé mau khoẻ mạnh hơn.
Bé bị còi xương có thể ăn lòng đỏ trứng để cải thiện bệnh lý. Trong lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Lipid, protein, sắt, canxi, kẽm, vitamin A,....cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho sự phục hồi của trẻ suy dinh dưỡng
Bố mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp lòng đỏ trứng thông qua các cách chế biến như ốp la, luộc, nấu cháo, làm bánh, nấu canh, làm salad,...
Lòng đỏ trừng gà hỗ trợ trị bệnh còi xương ở trẻ (Ảnh: Sưu tầm)
Cua là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi cũng nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Do đó, với những bé còi xương bố mẹ có thể cho bé ăn cua. Có thể chế biến theo nhiều cách như hấp, nấu cháo, chế biến thành bột cua,....
Gan động vật là nguồn thực phẩm giàu tinh bột, canxi, protein, khoảng chất thiết yếu và các vitamin. Do đó, cho bé ăn gan heo, bò, vịt, gà…sẽ rất tốt cho cơ thể, kích thích quá trình sản sinh tế bào cần thiết để cải thiện tình trạng còi xương ở bé.
Hơn nữa, pate gan là một trong những món ăn được nhiều trẻ em yêu thích. Vậy nên, bố mẹ có thể làm món ăn cho bé ăn hoặc nấu bún, xào cùng giá đỗ cho vào thực đơn của bé.
Sụn heo giàu canxi, photpho và tốt cho quá trình điều trị tình trạng còi xương ở trẻ em. Tuy nhiên, khi cho bé ăn sụn heo, bố mẹ cũng nên chú ý đến độ tuổi của con. Đối với những bé răng còn yếu thì khi chế biến thức ăn cần phải hầm thật kỹ, hoặc xay nhuyễn sụn để nấu cháo cho bé.
Trẻ bị còi xương nên ăn thịt gà để cải thiện tình trạng bệnh. Thịt gà chứa hàm lượng đạm và canxi cao, lại ít chất béo nên rất tốt cho bé. Thịt gà còn cung cấp năng lượng, các loại vitamin A, B cùng nhiều dinh dưỡng khác hỗ trợ bé phát triển tốt hơn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ bị còi xương nên ăn gì? Mẹ có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý giúp bé cải thiện cũng như hạn chế tình trạng còi xương nhé.
Xem thêm:
> Có nên sử dụng ghế tập đi và đai tập đi cho bé?
> Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng