Những lưu ý để mẹ chăm sóc bản thân sau khi sinh mổ
Những lưu ý để mẹ chăm sóc bản thân sau khi sinh mổ

Vì một số lý do mà nhiều bà mẹ phải lựa chọn cách sinh mổ. Họ thường lo lắng không biết mình phải kiêng cữ những gì sau cuộc phẫu thuật đón bé yêu chào đời.

 

1. Có nên nằm ngửa?

Sau cuộc phẫu thuật, thuốc gây mê và thuốc giảm đau hết tác dụng. Những cơn đau ở vết mổ sẽ tiếp tục “hành hạ” bạn, lúc này nếu bạn nằm ngửa sẽ thấy đau đớn hơn. Bạn có thể chọn tư thế nằm nghiêng và kê một chiếc gối mềm sau lưng sẽ thấy thoải mái và giảm được cơn đau.

 

2. Ăn như thế nào?

Khi sinh xong, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá no vì khi sinh mổ, ruột của bạn sẽ bị kích, dạ dày bị ức chế. Vì vậy, sau sinh mổ, nếu ăn quá nhiều dẫn đến tiêu hóa chậm, có thể làm cho các bà mẹ bị táo bón. Đặc biệt, sau khi sinh mổ, sản phụ phải thực hiện một chế độ ăn kiêng đúng để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Sản phụ nên tránh ăn những thức ăn sau: thức ăn tanh (cá, ốc), thức ăn có vị hàn (rau đay), thức ăn có tính kích thích (ớt, tỏi, hành, bia rượu,…) Sản phụ nên ăn những thức ăn giàu vitamin, bổ sung nhiều đạm và chất sắt để giúp nhanh lành vết thương như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…

 

Sản phụ nên bổ sung nhiều nước cam, chanh… Ảnh: Internet

 

3. Uống những gì?

Sau khi mổ, sản phụ thường cảm thấy thiếu nước. Vì vậy, nên bổ sung nhiều nước hàng ngày như nước sôi, nước canh, nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, nho, đu đủ,…

 

4. Vận động ra sao?

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên nghỉ ngơi nhưng không nên ngủ nhiều. Nếu ngủ nhiều nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Ngủ nhiều có thể làm cho sản phụ bị dính ruột và tắc các mạch máu. Các bà mẹ sinh mổ có thể vận động nhẹ nhàng. Ngày thứ 2 sau mổ có thể ngồi dậy khởi động chân tay, ngày thứ 3, thứ 4 có thể tập đi lại nhẹ nhàng. Khi về nhà, sản phụ nên tránh các hoạt động mạnh, không nên dọn dẹp nhà của vì lúc này sức khỏe chưa tốt. Các bà mẹ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

 

5. Có nên kiêng lạnh?

Những sản phụ sinh mổ xong thận khí kém, suy nhược nên dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, sản phụ phải mặc quần áo đủ ấm và tuyệt đối không được tiếp xúc tới nước lạnh như: không tắm nước lạnh, giặt bằng nước lạnh, không uống đá lạnh. Khi tắm hoặc vệ sinh, sản phụ nên dùng nước ấm.

 

6. Có kiêng quan hệ không?

Những bà mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần để tử cung hồi phục. Mặt khác sức khỏe chưa tốt, lại phải chăm sóc em bé cả ngày nếu sản phụ cứ “miễn cưỡng” chiều chồng thì sẽ không tốt cho sức khỏe của mình. Thời gian sau sinh, các bà mẹ cũng nên tránh những xúc động mạnh có thể làm tinh thần bị stress dẫn đến thiếu sữa.

 

7. Vệ sinh thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ đó là yêu cầu của các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là những bà mẹ sinh mổ. Sản phụ nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa khử mùi hôi. Sản phụ có thể dùng túi chườm để chườm vào lưng, bụng để chống đau lưng, mỏi gối. Sản phụ không phải kiêng tắm gội nhiều, sau khi sinh khoảng 4 ngày là có thể tắm gội bình thường.

 

8. Có nên cho con bú vì dùng kháng sinh?

Nhiều bà mẹ lo lắng việc sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh nên không dám cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên nên cho con bú ngay khi có sữa, không nên để cho bầu vú căng lên, chảy sữa ra áo.

 

Sinh mổ phải kiêng cữ nhiều hơn so với sinh thường. Các bà mẹ nên tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.