5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học
5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học

Đâu là cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi an toàn và hiệu quả? Một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại là mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều ba mẹ. Trong bài viết này, Góc Làm Mẹ sẽ cùng ba mẹ đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên. 5 cách làm khá quen thuộc nhưng nếu thực hiện đúng chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả, giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất.

1. Nguyên nhân nào khiến bé chậm tăng cân

Trước khi đi tìm hiểu các cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi hiệu quả, hãy làm rõ các nguyên nhân khiến cân nặng của trẻ “dậm chân tại chỗ” hay chỉ nhích một cách chậm chạp. 

Chế độ ăn không phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ

Ở đây bao gồm cả về chất lượng và số lượng các bữa ăn của trẻ. Thông thường, các bữa ăn ở trẻ nhỏ thường bị thiếu hụt lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, bữa ăn thường thiếu sự đa dạng về các loại thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến cho cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.

5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học

Chế độ ăn không hợp lý khiến trẻ chậm tăng cân (Nguồn: internet)

Trẻ ham chơi, không tập trung ăn uống

Ở độ tuổi này, trẻ thường hiếu động và có xu hướng vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại. Việc không tạo thói quen ăn uống khoa học khiến trẻ ăn không tập trung, ăn uống vội vàng hoặc ngậm thức ăn.Vì vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên kém hiệu quả. Trẻ tiêu hóa kém ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể, kéo theo tình trạng chậm tăng cân. 

Biếng ăn, kén ăn khiến trẻ chậm tăng cân

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, ví dụ như do tâm lý bị ép ăn dẫn đến sợ thức ăn. Trẻ mọc răng, bị ốm sốt hay trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng cũng thường ăn uống kém.

Nhận biết được nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân sẽ giúp ba mẹ có giải pháp kịp thời, khắc phục vấn đề cân nặng cho trẻ hợp lý.

2. 5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học

Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng

Trong mỗi bữa ăn của trẻ, ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Đó bao gồm nhóm chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột. 

Ngoài ra, việc thay đổi các món ăn và đa dạng các loại màu sắc trong mỗi bữa ăn sẽ giúp cơ thể được bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu. Đây cũng là cách để trẻ hứng thú hơn với bữa ăn, ăn uống tích cực và vui vẻ hơn. Từ đó tác động tốt đến quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học

Ăn uống cân bằng, đa dạng giúp trẻ tăng cân tốt (Nguồn: internet)

Chia nhỏ các bữa ăn, cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi

Đối với trẻ 2 tuổi, thay vì ăn cố định 3 bữa, mẹ có thể chia nhỏ thành 3 bữa chính, 2 - 3 bữa phụ trong một ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ không bị ăn quá nhiều trong một bữa. Hệ tiêu hóa không bị quá tải và có thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Bé không bị đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác đói để hào hứng hơn với các bữa ăn tiếp theo.

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa cho trẻ

Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo và nhiều thành phần dinh dưỡng khác cho cơ thể. Vì thế đây sẽ là cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi khá hữu hiệu mà ba mẹ nên tham khảo.

Ngoài ra trong sữa, đặc biệt là sữa chua có chứa các lợi khuẩn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Khi trẻ tiêu hóa tốt đồng nghĩa với nguồn dưỡng chất từ thức ăn được cơ thể hấp thụ hiệu quả. Điều này góp phần to lớn vào quá trình tăng cân cho trẻ.

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước thúc đẩy việc trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ uống nhiều nước cũng hạn chế tình trạng táo bón, một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. 

Vận động thể chất mỗi ngày

Vận động mang đến nhiều lợi ích cho thể chất của trẻ. Khi hoạt động, năng lượng ở trẻ được tiêu hao một cách nhanh chóng. Nhờ thế, trẻ sẽ có cảm giác đói bụng và ăn uống tốt hơn. Bên cạnh đó, vận động giúp kích thích nhu động ruột, hạn chế táo bón ở trẻ.

Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia nhiều hoạt động như đi bộ, đạp xe, chạy nhảy… 

5 cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học

Vận động thể chất giúp tăng cường trao đổi chất cơ thể (Nguồn: internet)

Kết luận

Có rất nhiều cách tăng cân cho trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, ba mẹ cần lựa chọn cách làm hợp lý, khoa học và an toàn cho sức khỏe của bé. Việc tăng cân cho trẻ cũng cần có thời gian. Ép thúc trẻ ăn hay nhiều cách làm không khoa học khác đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hiện tại và sau này.

Xem thêm:

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có đáng lo? Cách giúp trẻ nhanh biết nói

Bé 2-3 tuổi bị đầy bụng, khó tiêu làm sao để chữa?

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.