Tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam
Thi Huynh
14/03/2023 14:24
Chăm bé,bệnh béo phì,nguy hiểm của bệnh béo phì,Tính trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam,Sức khoẻ
Tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam
Tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam
Thi Huynh
14/03/2023 14:24
Chăm bé,bệnh béo phì,nguy hiểm của bệnh béo phì,Tính trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam,Sức khoẻ

Với cuộc sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi như hiện nay, tình trạng trẻ em béo phì ngày càng tăng và đáng báo động. Việc thừa cân béo phì ở trẻ dễ gây ra nhiều hệ lụy đến đời sống sức khỏe và tinh thần của con. 

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam

Trong 1 group giảm cân cho trẻ béo phì, có rất nhiều chia sẻ của các phụ huynh về tình trạng bé thừa cân. Trong đó, một phụ huynh cho biết răng con trai của mình mới 4 tuổi nhưng đã nặng 40kg, dù ốm đau thì bé vẫn tăng cân. 

Trong khi đó, một phụ huynh khác chia sẻ rằng con gái của mình 7 tuổi và nặng 52kg. Đặc biệt, bé bị gai đen vùng cổ, nách, bẹn,...tình trạng bây giờ chỉ cố kìm hãm chứ không mong giảm được cân. 

Có phụ huynh con 9 tuổi đã 70 kg, không thể kìm được vì ăn bán trú. Một thành viên khác chia sẻ em trai 13 tuổi đã nặng 95 kg.

Những chia sẻ trên cho thấy rằng, tình trạng trẻ béo phì thừa cân là vô cùng nghiêm trọng. Ở Việt Nam, số trẻ em nằm trong tình trạng thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ 19% theo kết quả khảo sát năm 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Từ những số liệu đã khảo sát được, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã nên lên cảnh báo rằng: Nếu không có hành động can thiệp, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì vào năm 2030.

(Ảnh: VnEpress)

Những nguy hiểm của bệnh thừa cân béo phì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường type 2, biến chứng về cơ xương, bệnh tim mạch, ung thư,.... WHO mới đây cho biết béo phì đã đạt đến "tỷ lệ dịch bệnh" ở châu Âu, khi liên quan đến 200.000 ca ung thư và 1,2 triệu ca tử vong khác mỗi năm.

Do đó, nếu bố mẹ nào đang có con gặp phải tình trạng này thì nên hết sức lưu ý và quan tâm bé. Tốt nhất hãy tìm cách giúp trẻ giảm cân, vì trẻ con thường giảm cân dễ hơn người lớn. Tránh các trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì lâu năm, dẫn đến những hệ lụy đau lòng. 

Xem thêm:

5 Nguyên tắc xây dựng bữa sáng nhanh gọn cho bé đi học

Các phương pháp bạn nên tập cho con nếu con bị CẬN THỊ

 

Image
Đăng kí là thành viên của Góc Làm Mẹ để nhận ngay 10 cùng các phần quà hấp dẫn!
Đăng ký
  •  
CÂU HỎI ĐƯỢC QUAN TÂM
Có nên ủ bé quá kĩ không?
Có nên ủ bé quá kĩ không?
20
Sau kì nghỉ thai sản kết thúc, bạn sẽ có những dự định gì?
Sau kì nghỉ thai sản kết thúc, bạn sẽ có những dự định gì?
20
Image Image
Image
Image Image
Image
TIN MỚI NHẤT
TIN NỔI BẬT
Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ
Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ
Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?
Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?
Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường
Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
TIN NỔI BẬT
Image

Ngoại ngữ cho bé: Trăn trở của mẹ

Image

Đổ mồ hôi nhiều sau sinh: Nguyên nhân là gì?

Image

Những điều cần biết về đẻ mổ và đẻ thường

Image

Lợi ích bất ngờ của việc thở dài