Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm là hiện tượng không hiếm gặp và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do thói quen sinh hoạt không hợp lý, ăn uống quá muộn, tác dụng phụ của thuốc. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến một bệnh lý nào đó. Tìm hiểu rõ sẽ giúp ba mẹ có hướng khắc phục để trẻ có giấc ngủ tốt và phát triển tốt hơn.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị căng thẳng, lo lắng. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong ngày của trẻ và đặc biệt là giấc ngủ. Trẻ trở nên khó ngủ, không ngủ được hay ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình thức giấc và khó khăn khi trở lại giấc ngủ.
Lo lắng, sợ hãi khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ (Nguồn: internet)
Thông thường, các bữa ăn tối sẽ diễn ra trong khoảng từ 6 - 7h tối. Nhưng vì một lý do nào đó, bữa ăn của trẻ muộn hơn khung giờ này. Hoặc trẻ có thói quen ăn vặt vào buổi tối muộn, đặc biệt là bánh kẹo ngọt hay thậm chí là sữa. Việc ăn uống quá muộn kéo theo sự hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ khó ngủ hơn về đêm.
Các đồ uống có chứa chất kích thích ở đây bao gồm nước ngọt, trà sữa, các loại nước có ga… Thành phần chất kích thích trong các thức uống này tác động đến hệ thần kinh, làm trẻ không buồn ngủ. Và đó cũng là lý do khiến cho trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm.
Đồ uống có ga có thể khiến trẻ có ngủ vào ban đêm (Nguồn: internet)
Ở một số trẻ nhỏ đang sử dụng thuốc, việc khó ngủ về đêm có thể xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng khó ngủ về đêm ở trẻ 6 tuổi còn liên quan đến một số bệnh lý. Ví dụ như trẻ bị hen suyễn, dị ứng hay ngứa da do viêm da cơ địa, chàm. Ở trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý cũng có tình trạng khó ngủ về đêm.
Khó ngủ đêm khiến giấc ngủ của trẻ không đảm bảo cả về chất lượng và thời gian ngủ. Điều đó gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và các hoạt động trong ngày của trẻ. Trẻ kém tập trung, thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng… Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Một không gian ngủ không đảm bảo, nhiều tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ khó ngủ hơn. Chính vì thế ba mẹ cần chú ý tạo một môi trường ngủ lý tưởng cho bé.
Hạn chế các loại tiếng ồn và ánh sáng mạnh. Thay vào đó, ba mẹ hãy lựa chọn một chiếc đèn ngủ ánh sáng dịu nhẹ, một bản nhạc ru ngủ nhẹ nhàng, sâu lắng. Trẻ sẽ thoải mái và dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ thoáng mát, dễ chịu để trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Phòng ngủ yên tĩnh giúp bé ngủ đêm tốt hơn (Nguồn: internet)
Thời gian ăn tối phù hợp nhất cho trẻ 6 tuổi là 6-7h tối. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ có thời gian để tiêu hóa, hoạt động, giúp bụng trẻ nhẹ nhàng, êm dịu và dễ ngủ hơn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng tránh cho bé ăn các loại đồ ăn quá ngọt như bánh, kẹo hay trái cây vào tối muộn.
Tương tự như vậy, việc sử dụng các loại thức uống như sữa, nước trái cây cũng nên kết thúc trước 7h. Và để hạn chế tình trạng trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm, ba mẹ không nên cho trẻ uống các nước có chứa chất kích thích vào buổi tối.
Vận động ngoài trời sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng tốt hơn, tinh thần thoải mái và khỏe mạnh. Điều này giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái (Nguồn: internet)
Ánh sáng từ các điện thoại, ipad, tivi… là nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ. Vì thế, việc hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối là điều cần thiết.
Đối với trường hợp trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm do bệnh lý cần có sự hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia y tế. Ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để có được phương hướng giải quyết phù hợp.
Giấc ngủ về đêm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ cả về thể chất và trí tuệ. Chính vì thế đối mặt với tình trạng trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm, ba mẹ nên chú ý quan sát, tìm hiểu rõ nguyên nhân và kịp thời khắc phục điều chỉnh cho bé. Hy vọng rằng những thông tin trên đây từ Góc Làm Mẹ sẽ phần nào giúp ba mẹ có những hiểu biết rõ hơn về vấn đề này và hỗ trợ tốt hơn cho việc chăm sóc trẻ.
Xem thêm:
> Cách hạ sốt cho trẻ 6 tuổi tại nhà an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ