6 "KHÔNG" giúp mẹ sau sinh mổ hồi phục nhanh chóng
6 "KHÔNG" giúp mẹ sau sinh mổ hồi phục nhanh chóng

Sinh con là một trong những khoảnh khắc đau đớn những cũng rất thiêng liêng. Các bà mẹ sau sinh mổ thường có thể trạng yếu, vết mổ đau, do đó còn cần phải kiêng cữ nhiều thứ cũng như mất nhiều thời gian để phục hồi sau sinh mổ tốt hơn. Dưới đây là những điều mà mẹ không nên làm sau khi mổ.

Có thể bạn quan tâm:

> Mẹ sau sinh ăn bưởi có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

5 Điều mà sản phụ nên làm ngay giúp phục hồi sau sinh

1. Không nên nằm nhiều

Theo như những quan niệm xa xưa từ ông bà ta truyền nhau đề lại, thì phụ nữ sau sinh không nên vận động mạnh, vận động nhiều vì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, ngày nay khoa học hiện đại, mẹ sau sinh không nên kiêng nằm nhiều, ngược lại hãy vận động vừa đủ, để giúp cho máu huyết lưu thông, thể chất nhanh chóng hồi phục. 

Mẹ đẻ mổ nằm quá nhiều thường sẽ khiến tâm trạng không thoải mái, dễ chóng mặt, máu huyết lưu thông kém và dễ có nguy cơ thuyên tắc phổi. Vậy nên đừng nằm nhiều mẹ nhé.

6 "KHÔNG" giúp mẹ sau sinh mổ hồi phục nhanh chóng

Sau sinh mổ mẹ đừng nên nằm nhiều (Ảnh: Internet)

2. Không nên kiêng tắm

Ngày nay, vẫn còn nhiều mẹ sau sinh giữ quan niệm xa xưa là kiêng tắm rửa sau khi sinh mổ, vì cho rằng việc tắm sẽ khiến cho vết mổ bị lỡ loét, nhiễm trùng,...làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, kiêng tắm rửa khiến sẽ làm cho mẹ luôn trong tình trạng nóng nực bực bội, bức bối khó chịu, dễ đẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Bên cạnh đó việc mẹ kiêng tắm rửa sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, cdễ làm nhiễm trùng vết thương và gây ảnh hưởng đến em bé. Nó khiến bé con của bạn cũng sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn khi bú sữa mẹ, do cơ thể mẹ không được vệ sinh sạch sẽ.

3. Không ăn quá no

Trước khi bước vào cuộc đại phẫu để đón em bé chào đời, mẹ thường được khuyến cáo rằng không nên ăn uống để ngừa tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi do hít phải. Do đó, sau khi trải qua ca mổ đau đơn, mất nhiều sức mẹ sẽ cảm thấy đói vô cùng, chỉ muốn ăn thật no. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ  trong quá trình mổ để lấy em bé ra, bác sĩ đã tác động đến thành ruột, dạ dày khiến dạ dày bị ức chế, ruột yếu đi. Nếu mẹ ăn nhiều, ăn quá no sẽ làm cho thức ăn tích tụ trong dạ dà và ruột, dẫn đến việc không tiêu, dễ táo bón, không tốt cho việc phục hồi sau sinh của mẹ. 

Sau sinh mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ rồi có thể ăn cháo loãng, xúp, sau 2-3 ngày. Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động trở lại, mẹ có thể ăn cơm.

6 "KHÔNG" giúp mẹ sau sinh mổ hồi phục nhanh chóng

Đừng quan hệ quá sớm sinh sinh mẹ nhé (Ảnh: Internet)

4. Không quan hệ tình dục

Thời điểm để mẹ sau sinh thường có thể phục hồi ít nhất là 42 ngày. Còn đối với các mẹ sinh mổ thì phải mất nhiều thời gian hơn để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.

Nếu không kiêng, mà quan hệ vợ chồng trở lại sớm, có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, khiến cho quá trình hồi phục của mẹ lâu và khó khăn hơn. Do đó,  tốt hơn hết, mẹ hãy để cơ thể phục hồi tốt nhất, đủ sức khỏe và đảm bảo vết thương mổ đẻ đã lành thì hãy sinh hoạt vợ chồng nhé.

5. Không nên làm việc nặng

Có nhiều chị em phụ nữ sau sinh mổ chưa lâu đã thường xuyên xách vật nặng, làm vật nặng,..Điều này có thể dẫn đến những điều khó lường, có thể làm ảnh hưởng đến vết thương mổ đẻ, làm bục vết thương, nhiễm trùng vết thương.

Vì sau sinh mổ, cơ thể mẹ còn yếu ớt, mất sức và mệt mỏi nên mẹ hãy nhờ chồng hoặc người thân làm hộ những việc năng để tránh tình trạng hoáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.

6. Không tập luyện thể thao quá sớm

Sau sinh, vóc dáng của mẹ sẽ không còn như trước nữa, điều này làm cho nhiều chị em tự ti và mong muốn lấy lại vóc dáng sớm nên thường tậo luyện thể thao nhiêu. Tuy nhiên, việc tập luyện sớm này sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ của mẹ, mẹ dễ bị chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi. Vậy nên, mẹ nên chờ cho đến khi vết thương lành hẳn rồi hãy quyết định có tập luyện hay không.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích dành cho những mẹ sau sinh mổ. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt để chăm sóc bé thật tốt mẹ nhé.

Xem thêm:

> Chăm sóc mẹ sau sinh mổ cần lưu ý gì?

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.