Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?
Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai tuần 18, cơ thể của cả mẹ và bé đều có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Mẹ bầu tập đầu nhất định phải biết rõ những thay đổi này để giúp con yêu phát triển một cách toàn diện. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu xem sự thay đổi đó là như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn mang thai tuần 18 

Thai nhi khi được 18 tuần tuổi thường sẽ có chiều dài khoảng 22cm tính từ đầu tới chân, nặng khoảng 223g tương đương một trái ớt chuông. 

Làn da của trẻ

Ở giai đoạn mang thai tuần 18, thai nhi sẽ được bao phủ bởi một lớp vernix caseosa hay còn gọi là chất gây trên da trẻ sơ sinh, đang hình thành trên da để ngăn ngừa da bé bị ngấm nước ối. Da của thai nhi vẫn còn trong suốt nên vẫn có thể nhìn rõ mạch máu. 

Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?

Ảnh: Internet

Khuôn mặt

Tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài và bé sẽ nghe thấy được các âm thanh như nhịp tim, tiếng máu của mẹ di chuyển trong cơ thể thông qua dây rốn. Thậm chí bé còn có thể bị giật mình bởi những âm thanh quá lớn từ môi trường bên ngoài. Tuy rằng mắt của bé lúc này dù vẫn khép nhưng vẫn cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài lọt vào.

Đặc biệt, mang thai tuần 18 là còn là thời điểm các dây thần kinh phát triển nhanh chóng, hình thành lớp các bao myelin. Mũi đã xuất hiện, mắt có lông mi, lông mày. Tóc trên da đầu của bé cũng đã bắt đầu mọc ra nhưng vẫn còn thưa.

Tay chân phát triển

Một điểm nữa chính là xương của thai nhi tính đến thời điểm này vẫn còn mềm, chỉ có xương đòn và xương chân của bé sẽ bắt đầu cứng lại. Cả tay và chân của bé đã được phát triển để cân đối với nhau và cân bằng so với cơ thể. Bé cũng thường xuyên gập chân, tay nên mẹ sẽ cảm nhận ngày một rõ hơn những chuyển động này. Hiện tượng này thường được gọi nôm na là thai máy. Một số mẹ đã có thể cảm nhận được hiện tượng này từ tuần thai thứ 16 đó nha. 

Ảnh: Internet

Bộ phận sinh dục

Đặc biệt, chức năng của bộ phận sinh dục của thai nhi cũng được hình thành. Nếu là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng sẽ được hình thành. Còn là bé trai, bộ phận sinh dục của bé giờ đã lộ rõ hơn. Ngoài ra, thận của thai nhi ở thời điểm mang thai tuần 18 vẫn tiếp tục tạo ra nước tiểu và hệ tiêu hóa của bé cũng bắt đầu hoạt động. 

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 18

Thai nhi được 18 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi về cân nặng. Tử cung lúc này đã cao đến ngang rốn, bụng cũng lộ rõ hơn nên dáng đi của mẹ cũng sẽ có sự thay đổi ít nhiều. Mẹ sẽ có xu hướng đẩy vai ra sau, đẩy bụng về phía trước để giữ thăng bằng được tốt hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Thỉnh thoảng, các mẹ sẽ cảm nhận được những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc xuất hiện ở 2 bên hông. Tình trạng đầy bụng chướng hơi, chuột rút chân hay chảy máu chân răng vẫn chưa thuyên giảm. Đặc biệt, có nhiều mẹ bầu bắt đầu bị nám da thai kỳ khi mang thai tuần 18. Thai phụ còn xuất hiện hiện tượng phù chân do tăng tích nước ở các mô.

Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?

Ảnh: Internet

Các vết rạn trên da cũng đã xuất hiện nhiều. Những bộ phận như nhũ hoa, vết tàn nhang, nách, bên trong đùi và âm hộ trở nên thâm hơn. Vệt tối màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới của mẹ đã lộ rõ. Quả thật, mẹ bầu đã phải hy sinh rất nhiều thì mới có thể chào đón con yêu khỏe mạnh, bình an đến với gia đình.

Ngoài ra, mẹ bầu trong giai đoạn này sẽ cảm thấy thèm ăn hơn bình thường, thậm chí là thèm những món cay nóng hay không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để bảo vệ con yêu thì mẹ nên kiêng cữ và có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu nên cho hạn chế căng thẳng lo lắng cho quá trình sinh nở sắp tới. Hãy luôn đi thăm khám đúng lịch dặn dò của bác sĩ nha.

Hy vọng qua những chia sẻ trên của Góc Làm Mẹ, mẹ bầu sẽ hình dung được thai nhi phát triển ra sao khi mang thai tuần 18 và tìm được phương pháp chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Chúc mẹ bầu nhà mình có một thai kỳ thật vui và hạnh phúc.

Xem thêm:

Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Những lợi ích của dưa lưới đối với mẹ bầu

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23 với nhiều thay đổi về cơ thể của mẹ và sự phát triển vượt trội của thai. Điều mẹ cần làm là hãy chú ý sức khỏe, dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thoải mái nhé.
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Khi mẹ mang thai tuần 22 kích thước của thai nhi đã đạt khoảng 29 cm và cân nặng khoảng 476 gram. Dáng vẻ của thai nhi giống như một đứa trẻ vừa mới sinh, nhưng nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Khi mẹ mang thai đến tuần 21 sẽ cảm nhận được những cú đá của bé rõ rệt hơn. Trong tuần thai này, sự phát triển của bé mạnh mẽ về hệ thần kinh và các giác quan.
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 cơ thể mẹ trải qua những thay đổi rõ rệt, mẹ sẽ thường cảm thấy đau lưng, kích thước bụng cũng lớn hơn. Sự phát triển của thai nhi trở nên phong phú và rõ nét hơn bao giờ hết ở tuần thai này.
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng như khó thở, chảy máu cam, đau bụng,...và thai nhi đã dần xuất hiện dấu vân tay- chân riêng biệt.
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15, những chuyển động của thai nhi có sự thay đổi và mẹ bầu sẽ kèm theo những triệu chứng như nghẹt mũi, tâng cân, ợ nóng, sưng nướu.