Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Mang thai tuần 22 của thai kỳ, mẹ bầu và thai nhi đều trải qua những thay đổi đặc biệt đầy kỳ diệu. Mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển rõ ràng của thai nhi, những biến đổi này làm cho mỗi khoảnh khắc của quãng thời gian này trở nên đặc biệt.
Ở tuần thai này, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng mụn trứng cá nhiều hơn. Mụn trứng cá khi mang thai là hiện tượng phổ biến, có thể xuất hiện ngay cả khi bạn chưa từng có mụn trước đây do sự thay đổi hormone trong thai kỳ.
Để đảo bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da, trị mụn cho bà bầu. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế sử dụng những sản phẩm trị mụn với thành phần hóa học cao, đặc biệt là isotretinoin, có thể gây dị tật bẩm sinh.
Ảnh: Internet
Thông thường, phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng táo bón hơn tiêu chảy trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, tình trạng tiêu chảy khi mang thai tuần 22 vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số phụ nữ cũng có thể trải qua tiêu chảy nhẹ vào cuối thai kỳ trước khi chuyển dạ.
Khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều trải qua tình trạng phù nề, sưng tấy chân tay. Đây là một triệu chứng thường gặp, nguyên nhân là do việc giữ nước nhiều hơn và chất hóa học trong máu di chuyển vào các mô, cùng với sự phát triển tử cung, có thể tạo áp lực lên tĩnh mạch chính, làm chậm quá trình trở lại của máu từ chân.
Ảnh: Internet
Chuột rút ở chân ở mẹ bầu có thể xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc cơ thể phải chịu thêm trọng lượng hoặc có thể do sự sưng tấy khi mang thai. Trong trường hợp này, để giảm tình trạng chuột rút, mẹ có thể duỗi thẳng chân, căng cơ bắp chân hoặc uốn cong ngón chân về phía ống chân. Bên cạnh đó, cũng có thể xoa bóp cơ, chườm nóng hoặc đi bộ xung quanh để làm ấm cơ.
Những thay đổi khi mang thai, như giãn dây chằng, tăng cân và thay đổi trọng tâm, có thể gây ra đau vùng chậu ở mẹ bầu. Khi bụng phát triển, xương chậu được đẩy về phía trước và đường cong lưng dưới trở nên rõ ràng hơn, tạo ra căng thẳng lớn cho các cơ và dây chằng xung quanh xương chậu.
Tóc của bé: Mang thai tuần 22, tóc của thai nhi đã dần xuất hiện, dù vẫn còn mỏng nhưng có thể trở nên dày và bóng vào cuối thai kỳ. Thai nhi cũng phát triển lông mày và lông tơ mịn trên lưng, tai, vai và trán.
Nghe thấy nhịp tim của mẹ: Em bé có khả năng nghe thấy âm thanh từ bên trong cơ thể mẹ, bao gồm tiếng ồn từ hơi thở, nhịp tim và tiêu hóa. Khả năng nghe này sẽ tăng lên khi thính giác của bé phát triển. Sau khi sinh, bé có thể thích ngủ hơn khi có những âm thanh vù vù và đập mạnh tương tự như những âm thanh mà chúng đã nghe trong tử cung.
Khi mang thai, cơ thể cần nhiều chất sắt để đáp ứng nhu cầu máu tăng lên và nuôi dưỡng em bé. Thiếu chất sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi và uể oải. Hãy ăn thực phẩm giàu chất sắt và thảo luận với bác sĩ về việc bổ sung sắt.
Ảnh: Internet
Mẹ có thể tham gia những lớp học sinh sản và đăng ký học một khóa trước khi sinh để hiểu thêm về quá trình chuyển dạ và sinh nở, việc tham gia lớp học sinh nở sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển của bé. Đồng thời, mẹ cũng nên chọn loại trang phục thoải mái với chất liệu thấm hút mồ hôi để dễ dàng vận động và cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
Xem thêm:
> Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
> Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20