Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp
Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp

Khi được 2 tuổi, trẻ có thể sở hữu vốn từ vựng lên tới 50 từ và con số này là khoảng 200 từ khi trẻ được 3 tuổi. Điều đó cho thấy, giai đoạn 2-3 ngôn ngữ của trẻ thay đổi nhanh chóng ra sao. Tuy nhiên, sẽ còn rất nhiều đặc điểm khác mà ba mẹ cần biết. Cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp qua những chia sẻ sau đây.

1. Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 3 tuổi có những đặc điểm gì?

Ngôn ngữ của trẻ giai đoạn lên 2

Bước vào độ tuổi lên 2, hầu hết trẻ em đều đã có thể nói được những từ ngữ đơn giản, thân thuộc mà trẻ hay nghe thường ngày. Đó là những từ gọi ông, bà, ba mẹ, cơm, nước,..  Lượng từ mà trẻ thu nạp được trong giai đoạn này trong khoảng 50 từ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể ghép được câu ngắn ít nhất là 2 từ với nhau. 

Lúc này, bé cũng đã hiểu được một phần trong lời nói của ba mẹ, người thân. Ví dụ như khi mẹ nói với bé “rửa tay nào con”, “đi chơi thôi con”, “nhặt bóng bỏ vào giỏ nào”... Vì đã hiểu phần nào nên bé cũng có thể thực hiện theo những gì có trong lời nói.

Sự giao tiếp của bé cũng diễn ra xung quanh những câu từ hết sức đơn giản. Bé thực hiện được đoạn hội thoại với ba mẹ chừng 2,3 câu. Mỗi câu khá khá ngắn, đơn giản với 2 đến 3 từ. 

Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp

Trẻ lên 2 tuổi đã hiểu được một phần trong lời nói của ba mẹ (Nguồn: internet)

Ngôn ngữ của trẻ lên 3

Đến khi được 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ giao tiếp của bé đã phát triển lên một bước cao hơn. Ở giai đoạn lên 3, lượng từ trẻ có được khoảng 200 từ. Trẻ nói được câu với nhiều từ hơn trước, đa dạng và rõ ràng hơn. 

Với khả năng vốn từ nhiều, phong phú, quá trình giao tiếp của trẻ có nhiều thuận lợi. Trẻ có thể nói ra được những câu đầy đủ hơn để biểu đạt mong muốn, ý thích của bản thân. Không dừng lại ở ba mẹ, người thân, lúc này người lạ cũng hiểu được phần nào câu nói của bé. 

2. Cách tác động giúp sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt

Để ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ không ngừng được phát triển và hoàn thiện, ở giai đoạn này ba mẹ nên lưu ý một vài vấn đề sau:

Tạo điều kiện thuận lợi để bé được giao tiếp 

Không dừng lại ở gia đình, giai đoạn này ba mẹ có thể cho bé ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người hơn. Quá trình này không những giúp bé dạn dĩ mà khả năng giao tiếp cũng được phát triển. 

Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp

Giao tiếp thường xuyên để cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ (Nguồn: internet)

Trau dồi vốn từ cho bé bằng nhiều hình thức khác nhau

Có rất nhiều cách để ba mẹ cung cấp cho bé vốn từ vựng phong phú. Ví dụ như đọc sách mỗi ngày và tương tác qua lại, giúp trẻ ghi nhớ từ hiệu quả, cải thiện khả năng nói. Cho trẻ khám phá thế giới tự nhiên bên ngoài, giới thiệu cho trẻ về mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Đó là cách giúp trẻ học hỏi được nhiều từ mới và phát triển khả năng nhận thức.

Ngoài sách vở, các giai điệu trong các bài hát cũng giúp trẻ thu nạp được nhiều từ vựng hay và thú vị. 

3. Khi nào sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về ngôn ngữ cần được thăm khám

Đến 3 tuổi, hầu hết trẻ đều có thể thực hiện được những điều sau trong ngôn ngữ, giao tiếp:

- Trẻ nói được tên của bản thân, bố mẹ khi được hỏi.

- Trẻ có thể nói tên những thứ trong sách khi ba mẹ chỉ và hỏi.

- Trẻ hỏi những câu đơn giản về ai, cái gì, ở đâu, tại sao….

- Trẻ nói được những hành động đang xảy ra, diễn ra trong một bức ảnh hay một đoạn video.

- Trẻ có thể nói rõ ràng và giúp người khác hiểu được hầu hết ý của mình. 

Trường hợp trẻ không thực hiện được những điều trên, chậm nói, nói không rõ, ba mẹ có thể xem xét đến việc cho bé đi khám bác sĩ. Bởi ngoài tình trạng chậm nói, điều đó có thể liên quan đến một loại bệnh lý nào đó. 

Sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về mặt ngôn ngữ, giao tiếp

Đi thăm khám nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói (Nguồn: internet)

Kết luận

Như vậy trên đây là những đặc điểm về sự phát triển của trẻ 2 3 tuổi về ngôn ngữ, giao tiếp. Những thông tin này khá quan trọng để ba mẹ nhận biết sự phát triển của trẻ, qua đó có hướng tác động, giáo dục và chăm sóc để trẻ phát triển và từng bước hoàn thiện khả năng ngôn ngữ một cách tốt hơn.

Xem thêm:

Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết

Bài viết liên quan
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi và lưu ý chăm sóc răng miệng ở trẻ
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi và lưu ý chăm sóc răng miệng ở trẻ
Những cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cùng một vài lưu ý trong chăm sóc răng miệng, giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe.