Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết
Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết

Chăm sóc và nuôi dạy con là cả một quá trình vất vả cho cả bố và mẹ. Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn biết thêm về những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh vô cùng hiệu quả mà không cần phải dùng đến đòn roi hay quát tháo.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hơn bình thường

Khi trẻ bắt đầu lên 2, các bé đã biết giao tiếp nhiều hơn với mọi thứ xung quanh, luôn trong tâm thế tìm tòi, khám phá mọi sự vật, sự việc. Các bé tuy rằng chưa thể dùng lời nói để biểu đạt mong muốn của mình thế nhưng con yêu của bạn đã có thể dùng hành động, biểu cảm hoặc thậm chí là phản kháng khi ta muốn trẻ làm việc gì đó không đúng theo sở thích của bé. Những hành động này cũng chứng tỏ não bộ của trẻ đang phát triển tốt. Các bé dần dần hình thành suy nghĩ riêng cho mình. Do đó, bố mẹ thường nhận thấy khi bước vào tuổi lên 2, các bé sẽ trở nên bướng bỉnh hơn rất nhiều. 

Việc trẻ thường xuyên không nghe lời hay mè nheo ăn vạ khiến bố mẹ không ít lần phải bốc hỏa, quát tháo, thậm chí là dùng đòn roi để bắt ép trẻ nghe lời. Tuy nhiên, đây không phải là cách thức dạy con hoàn hảo ngược lại còn có thể khiến cho các bé không vâng lời hơn. Do đó, việc áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh sao cho đúng đắn trong giai đoạn này có vai trò rất quan trọng trong việc định hình tính cách của trẻ mai sau.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết

Ảnh: Internet

Những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả mà mẹ bỉm cần ghi nhớ

Chúng ta ai cũng là lần đầu làm bố mẹ nên rất khó đôi lúc có những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh chưa được hợp lý và hiệu quả. Góc Làm Mẹ sẽ mách nhỏ cho bố mẹ những mẹo sau đây để dạy con hiệu quả hơn.

Phớt lờ khi trẻ quấy khóc

Nhiều mẹ bỉm hiện nay luôn lập tức dỗ dành và đáp ứng nhu cầu của trẻ mỗi khi bé quấy khóc cho dù nguyên nhân của việc này là gì đi chăng nữa. Điều này đã vô tình tạo cho các bé thói quen chỉ cần khóc là sẽ có được thứ mình mong muốn. Về lâu về dài trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh và không nghe lời.

Bố mẹ không nên lập tức đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, đôi khi mẹ bỉm nên thử “lơ” đi để trẻ tự nhận thức được dù có khóc lóc hay la hét cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề. Lúc này, bố mẹ có thể bỏ đi sang chỗ khác và hãy kiên nhẫn đợi cho trận quấy khóc của bé qua đi rồi tiến tới dỗ dành con, hướng dẫn trẻ thể hiện mong muốn của mình qua lời nói hoặc hành động để trẻ cảm thấy không bị lạc lõng.

Ảnh: Internet

Không nên bắt ép trẻ phải làm điều gì đó

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh vô cùng hiệu quả là hãy đặt bản thân mình vào trẻ. Các bé cũng đã có những suy nghĩ, sở thích riêng vì vậy bố mẹ không nên nhất nhất ép buộc trẻ phải làm việc gì đó theo ý mình ngay lập tức. Chẳng hạn như không nên bắt trẻ đi ngủ ngay hay tắt tivi đột ngột khi các bé đang xem chương trình yêu thích,... Điều này chỉ khiến cho trẻ quấy khóc hoặc la hét nhiều hơn. 

Trong những tình huống này, các bạn hãy thử nhẹ nhàng dời sự chú ý của trẻ sang một việc khác. Hãy thử khuyên trẻ tắt tivi để nghe mẹ kể chuyện trước khi ngủ hoặc cho trẻ uống sữa, đi dạo... như vậy, các bé cũng sẽ dễ dàng hợp tác và nghe theo lời bố mẹ.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết

Ảnh: Internet

Nghiêm khắc trách mắng khi bé phạm lỗi sai

Khi con yêu phạm phải lỗi sai nào đó, bạn nên nghiêm túc nói với trẻ rằng đó là việc làm không đúng với một thái độ nghiêm khắc, răn đe. Việc nghiêm túc phê bình khi trẻ mắc lỗi sẽ giúp cho các bé hình thành nhận thức không nên thực hiện những hành động đó nữa và ghi nhớ về lỗi sai để không tái phạm. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên dùng đòn roi hay quát tháo khi trẻ mắc phải sai lầm. 

Nếu như trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc, không hợp tác thì các bạn có thể phạt trẻ ở một mình trong khoảng thời gian nhất định khoảng 5 - 10 phút. Lưu ý, nên để trẻ ở những nơi bạn có thể quan sát được để đảm bảo an toàn cho các bé. Sau đó, hãy nhẹ nhàng giải thích cho các bé vì sao hành động đó là không đúng để giúp trẻ hiểu rõ hơn về hành động của mình.

Bố mẹ cũng nên tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa về những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không cần sử dụng đòn roi mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Hãy cố gắng làm bạn với trẻ và kiên nhẫn để lắng nghe và thấu hiểu được cảm xúc của các bé trong độ tuổi hình thành nhận thức này. Mong rằng những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công cuộc chăm sóc và nuôi dạy con thơ.

Xem thêm:

> > Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có đáng lo? Cách giúp trẻ nhanh biết nói

> > Trẻ 2 tuổi cáu gắt nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.